Hiện thực nông thôn dưới góc nhìn lịch sử-xã hội

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 33)

Tác phẩm văn học được coi là một chỉnh thể thống nhất hai mặt nội dung và hình thức. Trong mối tương quan này thì nội dung luôn được xem như một yếu tố đóng vai trò chủ đạo. Nó là cái có trước, thông qua ý thức nhà văn mà định hình nên hình thức phù hợp. Khi xây dựng tác phẩm văn học thì nội dung trở thành tâm điểm có thể truyền tải sức mạnh tư tưởng của nhà văn. Hoàng Minh Tường không phải một ngoại lệ khi dụng công xây dựng bức tranh nông thôn tập trung vào hai vấn đề rất nóng bỏng của thời đại là: Quá trình chuyển mình từ cơ chế làm ăn tập thể sang kinh tế hộ gia đình và từ kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Do đó tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặcĐồng sau bão

trở thành những nhận thức nghệ thuật của nhà văn về một thời kỳ lịch sử cụ thể. Nếu phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội quan tâm nghiên cứu: “Tất cả các hệ thống xã hội trong đó cá nhân kia đứng ở phạm vi đẳng cấp của mình, đã bị hoàn cảnh quyết định và đã chiến đấu để phản động lại hoàn cảnh ấy” [26. Tr 29] thì nhà văn khi sáng tác chắc hẳn cũng chịu sự chi phối tương tự như vậy. Vì thế nếu xét ở phương diện nội dung, tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc Đồng sau bão

được xây dựng, miêu tả, phân tích dưới góc nhìn lịch sử nghiêm ngặt và nhà văn nhìn xã hội bằng con mắt của một nhà xã hội học thực thụ.

Nhà văn Hoàng Minh Tường từng thú nhận: “Tôi là người dù có mặc áo complet cổ cồn thì vẫn là người nông dân đích thực”. Bởi vậy khi xây dựng tác phẩm của mình, nhà văn nhìn nhận, phân tích bức tranh nông thôn ở vị trí của người nông dân viết văn. Bằng tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm nghề nghiệp, ông đã dám xông thẳng vào những vấn đề mà hàng ngày, hàng giờ mình chứng kiến, quan tâm. Đó là những khó khăn trong lối làm ăn “cha chung không ai khóc”. Đó là những khát vọng đổi mới ngay trên thửa ruộng của người nông dân.

Đó là những bỡ ngỡ, hoài nghi trước một nền kinh tế thị trường đầy năng động ... Những vấn đề được nhà văn nêu ra trong tác phẩm là tất cả những suy nghĩ, hy vọng của người nông dân vào hiện thực mà họ đang sống.

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)