Mô hình làng truyền thống đang bị phá vỡ

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 47)

Làng được biết đến là một cộng đồng tụ cư có tính cố kết rất vững chắc. Làng truyền thống thường có mối quan hệ rất chặt với xã. Vì thế mà người ta hay dùng khái niệm đôi là làng xã. Theo thống kê của sách Tên làng xã Việt Nam

đầu thế kỷ XIX (tính từ Nghệ Tĩnh trở ra) thì có tới 70% làng với xã là một. GS

Phan Đại Doãn trong sách Làng Việt Nam – Đa nguyên và chặt cho rằng chỉ 30% số làng là một bộ phận của xã và thường được gọi là “nhất xã nhị tam thôn” (tức là một xã có khoảng 2-3 thôn). Trong hai cuốn tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì quy tắc xây dựng làng cũng không vượt ra khỏi phạm vi này. Không gian hoạt động của các nhân vật diễn ra chủ yếu ở ba thôn là: Thanh Cao, Thanh Giang và Thanh Minh (cùng thuộc xã Thanh Bình). Mô hình làng mà nhà văn xây dựng ở đây thuộc vào dạng “nhất xã nhị tam thôn” theo mô hình truyền thống.

Các kết quả nghiên cứu về văn hóa làng cho thấy, làng truyền thống khi mới thành lập đều mang tính cộng đồng họ tộc. Sự phát triển và mở rộng phạm vi biên độ làng (về dân cư, tín ngưỡng, kinh tế) không những không làm mô hình này suy giảm, lỏng lẻo mà ngược lại, nó ngày càng chặt chẽ hơn. Bởi lẽ trước sức ép của thiên tai, địch họa, con người ngày càng phải phụ thuộc lẫn nhau để có thể sinh tồn. GS. Phan Đại Doãn viết: “Làng ngày càng được củng cố thì ý thức làng ngày càng sâu đậm thêm. Không gian trực tiếp – làng với cây đa, bến nước, lũy tre, đồng ruộng và xã hội. Làng với họ hàng bè bạn, các bậc quan viên trưởng lão là hai yếu tố gắn chặt với người dân về tất cả mọi mặt, nghề nghiệp,

tín ngưỡng, ma chay, cưới hỏi trong suốt đời người, từ thế hệ này đến thế hệ khác ngày càng phong phú” [9.Tr41].

Làng quê Việt Nam trong suốt chiều dài phát triển mấy nghìn năm gần như là một hằng số. Những biến động của lịch sử - xã hội dù có thể thay đổi những cấu trúc xã hội khác nhau nhưng cấu trúc làng thì vẫn vậy. Nếu đặt mô hình làng Việt ở thế kỷ XIX vào bối cảnh của tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc ta thấy không có nhiều thay đổi. Làng trong Thủy hỏa đạo tặc là cơ số giãn của một hằng số mấy nghìn năm. Không gian hoạt động của các nhân vật trong tiểu thuyết này ít có nhiều biến động. Vẫn là khung cảnh làng quê với cây đa, rặng tre, con trâu, đồng ruộng . . . Tình yêu của Đạt – Thắm được miêu tả rất nên thơ, lãng mạn trong một không khí cổ xưa bàng bạc buồn. Hay như mối tình của Đắc – Thắm sau này cũng vậy. Mối tình nảy sinh giữa bốn bề tĩnh lặng của cảnh vật, của những khung cảnh quen thuộc như bụi chuối, bờ ao ... Những không gian truyền thống mà con người tụ họp là đình làng, là cây đa cổ thụ - nơi mọi người nghỉ ngơi sau những ngày làm đồng vất vả, là con trâu và người nông dân ngày đêm cặm cụi. Hình ảnh nông thôn Việt Nam những năm cuối của thế kỷ XX vẫn hiển hiện hình ảnh một nông thôn của mấy mươi thế kỷ. Sự xuất hiện của các phương tiện hiện đại, việc cơ giới hóa nông nghiệp ... chỉ là những họa tiết được điểm vào như dấu hiệu nhận biết thời đại chứ về cơ bản đó vẫn là một khung cảnh truyền thống, buồn và không có nhiều xáo động.

Không gian sinh hoạt đã vậy, các mối quan hệ xã hội tuy có phức tạp thêm lên nhưng về đại cục vẫn không thay đổi nhiều. Làng xã ở châu thổ sông Hồng từ xưa được quản lý bằng pháp luật và tục lệ. Nếu như pháp luật là những quy phạm hành động được áp dụng cho cả nước thì tục lệ chỉ là quy phạm hành động áp dụng trong một phạm vi nhỏ, trong một làng nhất định. Sự ràng buộc của hai loại quyền lực trên tạo ra những mối quan hệ vừa phức tạp vừa chặt chẽ. Đó là quan hệ trên – dưới, quan hệ dòng họ, anh – em. Sức mạnh của cơ chế làng (tục lệ) vẫn còn rất đậm đặc trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc được biểu hiện

thông qua sự kiện Luyến chửa hoang. Với tư cách là một đảng viên hủ hóa tất nhiên, Luyến là bị khai trừ khỏi Đảng. Nhưng nặng nề hơn cả là một người dân hủ hóa, tuy không đến nỗi phải “cạo đầu bôi vôi” nhưng Luyến đã phải nhận những lời dè bỉu, khinh bỉ của làng trên, xóm dưới. Người thân của Luyến cũng phải chịu chung tâm trạng như vậy.

Thế rồi quan hệ huyết thống và dòng họ cũng được đề cập tới. Nhân vật Đào Hữu Thiển là Phó bí thư Đảng ủy xã mà sợ một phép ông trưởng họ Đào Hữu Sửu - vốn chỉ là một tay nông dân quê mùa thì đủ thấy sức mạnh của người tộc trưởng được đề cao như thế nào. Hay như việc ông Sửu đạo diễn cả họ Đào Hữu kéo lên phá cuộc họp Đại hội hợp tác xã Thanh Bình cho thấy sức mạnh huyết tộc vẫn còn sự ảnh hưởng theo kiểu “phép vua thua lệ làng”.

Không những vậy nhà văn Hoàng Minh Tường còn đề cập tới một mối quan hệ rất đặc trưng khác là mối quan hệ giữa con người với đất. Điều này được thể hiện rất rõ qua tâm sự của ông Trạc (đây là đại diện cho một lão nông điển hình truyền thống): “Họ lười thì mặc xác họ, chứ mình bỏ ruộng là chết đói” [40. Tr79]. Hay như cảnh người dân Thanh Bình tát nước chống úng cho lúa. Thiên tai chính là thử thách lớn nhất cho tính cố kết cộng đồng và ở trong tiểu thuyết

Thủy hỏa đạo tặc thì những phẩm chất đó vẫn được tái hiện rất rõ. Ngoài ra làng

trong tiểu thuyết này còn được thể hiện như một tổ hợp kinh tế, thương nghiệp và dịch vụ. Lối làm ăn tự cung tự cấp vẫn chiếm chủ đạo trong đời sống của làng. Kết cấu truyền thống này rất phù hợp với nhận xét: “thực tế là ở trên vùng châu thổ sông Hồng hầu hết các làng xã đều có kết cấu kinh tế - xã hội nông + công + thương” [9. Tr46].

Trên đây chúng tôi đã phân tích những đặc điểm của làng truyền thống (xét cả về mặt cấu trúc lẫn đời sống tinh thần) được nhà văn Hoàng Mnh Tường tái hiện trong tiểu thuyết của mình, nhất là tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc. Nếu như trong tiểu thuyết này sự biến động của mô hình xã hội gần như không đáng kể thì tới tiểu thuyết Đồng sau bão, nhà văn đã tái hiện rất chân thực những đổi

thay toàn diện trong đời sống xã hội sau những năm sau đổi mới. Sự thay đổi đó đã tác động rất lớn tới mô hình làng truyền thống và tạo nên những diện mạo mới cho mô hình làng Việt Nam. Trong tiểu thuyết Đồng sau bão những rạn nứt, thậm chí đổ vỡ từng phần của mô hình làng truyền thống - vốn tồn tại hàng nghìn năm - đã cho thấy những biến đổi mang tính cách mạng trên phạm vi toàn xã hội. Đúng là “khi mô hình tập thể hóa nông nghiệp được đẩy tới đỉnh cao thì khắp nông thôn miền Bắc, cả cơ sở vật chất và tinh thần của người nông dân cũng đang dấn sâu vào cảnh nghèo nàn, đơn điệu. Để tồn tại và phát triển chúng ta không còn con đường nào khác là đổi mới mô hình tổ chức và quản lý nông thôn. Đây là sự mở đầu hết sức có ý nghĩa không chỉ đối với công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn mà chính là bước chuẩn bị hết sức cơ bản cho sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ta ở cuối thập niên thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI” [69].

Trong phạm vi của luận văn chúng tôi không tập trung đi phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của nông thôn sau đổi mới mà đi phân tích những thay đổi, những vận động của một cơ chế khác, dần thay thế cho mô hình làng truyền thống. Chúng tôi hi vọng sẽ mô tả được hai bức tranh nông thôn Việt Nam qua hai giai đoạn, trong đó chúng tôi chủ yếu khảo sát những thay đổi trong không gian sinh thái của làng quê Việt.

Khái niệm không gian sinh thái theo tác giả Nguyễn Công Thảo là “Một khái niệm đa nghĩa, đa diện. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy thuộc nó được nhìn qua lăng kính nào. Dưới cái nhìn của sinh thái học lịch sử, không gian sinh thái là những biểu hiện về mặt vật chất của mối quan hệ của con người và môi trường. Nó không chỉ bao gồm các thực thể vật chất mà còn bao gồm cả giá trị tinh thần, xã hội, văn hóa và vì thế nó là nhân tố quan trọng làm cầu nối trong mối quan hệ tương tác qua lại giữa con người và môi trường” [70].

Trong tiểu thuyết Đồng sau bão đồng ruộng vẫn là sinh kế đối với rất nhiều người nhưng phương thức duy trì sinh kế ấy đã thay đổi. Thay vì bám chặt

đồng ruộng như xưa, nhiều người đã chuyển sang các hoạt động kinh tế mới như buôn bán (Cơ bỏ ruộng lên thành phố và sau này trở thành trùm buôn đất), làm công nhân (con trai của Thanh và Vy), làm kinh doanh (Quân – Hòa mở quán bia), làm tạp vụ (Vân, Linh làm bưng bê để kiếm thêm thu nhập) ... Rõ ràng tâm thế thoát ly đồng ruộng của giới trẻ ngày càng phổ biến thì độ tuổi lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng cao lên. Thực tế là quá trình thanh niên tham gia vào sản xuất nông nghiệp gần như bị triệt tiêu. Thay vào đó là hình ảnh những thanh niên trẻ bươn trải ở thành phố để tìm cách đổi đời.

Sự nhận thức, định giá lại giá trị đất đai là một vấn đề rất thời sự. Chưa bao giờ người nông dân Việt Nam có thể tưởng tượng được đất đai ngoài giá trị sản xuất nông nghiệp còn có thể làm cái gì khác. Ấy vậy mà trong thời buổi kinh tế thị trường, tấc đất tấc vàng không còn là chuyện hão huyền. Dự án Làng du lịch của Thúy Ngân đã biến một khu toàn rau muống, vô giá trị trở thành khu nghỉ dưỡng dành cho giới thượng lưu với giá trị mỗi căn hộ không biết bao nhiêu tiền. Thậm chí ngay cả khu Đầm Sen xa xôi ở làng Thanh Bình nhỏ bé kia cũng bị nhòm ngó. Rõ ràng đất đai ngày càng có giá trị thương mại hơn là giá trị sản xuất. Người nông dân đã bắt đầu chán đồng ruộng (Thanh,Vy ngày nào yêu đồng ruộng như máu thịt vậy mà giờ cám cảnh nghèo nàn của nó. Thế rồi Vy cố sống cố chết đi vay tiền cho con xuất khẩu lao động để thoát ly đồng ruộng).

Không chỉ vậy mà không gian cư trú làng Việt cũng có những thay đổi lớn lao. Không gian truyền thống kiểu cây đa – bến nước – sân đình giờ đã không còn. Thay vào đó là quá trình ngói hóa gần như đã hoàn thiện. Các công trình giao thông ngày càng được bê tông hóa, hệ thống cổng làng đã dần biến mất. Cùng với đó là quá trình đô thị hóa không gian cư trú làng quê thông qua nhiều biểu hiện khác nhau như: Dân bỏ ruộng lên thành phố kiếm sống, những tệ nạn thế kỷ như HIV, tầng lớp tri thức trẻ xuất thân từ làng quê nhưng sống ở thành thị ... đã cho thấy sự thay đổi cả về chất và lượng trong đời sống nông thôn.

Thêm nữa là tính cố kết cộng đồng (vốn là một đặc trưng rất rõ trong mô hình làng truyền thống) đã trở nên lỏng lẻo hơn rất nhiều. Sự gắn kết được hun đúc cùng với quá trình hình thành và phát triển của làng. Nó cần một không gian để tồn tại và các không gian sinh thái là nơi gìn giữ, phát huy, điều chỉnh những gắn kết ấy. Thế nhưng không gian văn hóa như đã phân tích ở trên, đã có sự thay đổi theo hướng mở thì tất nhiên sự liên kết sẽ giảm ảnh hưởng. Bằng chứng là trong tiểu thuyết Đồng sau bão sức mạnh tập thể không được đề cập nhiều. Chất keo kết dính cộng đồng lại với nhau, nếu có thì chỉ là lợi ích kinh tế. Vụ người dân làng Thanh Cao tụ tập nhau để đốt phá xe của Công ty xuất khẩu mây tre đan là một ví dụ điển hình cho nhận định này.

Ngoài ra nhịp sống của người dân cũng có những thay đổi quan trọng. Người nông dân trong tiểu thuyết Đồng sau bão không chỉ sống trong một làng cụ thể, chịu sự chi phối của luật tục, của các giá trị đặc trưng và chuẩn mực của làng. Tính tự chủ ngày càng cao trong một xã hội ngày càng dân chủ đã khiến cho người nông dân dần thoát ly những hệ giá trị cũ, chủ động phá vỡ những quy ước mà trước kia họ không dám vượt qua. Đắc là một người nông dân chính hiệu nhưng phải từ bỏ đồng ruộng lên thành phố sống bằng nghề đạp xích lô. Loan một mình mang con về làng Thanh Cao để nhận họ hàng, nhận chồng. Cuối cùng là Cơ, một chủ nhiệm hợp tác xã năng nổ đã phản bội lại lý tưởng để trở thành một tên thị dân lưu manh, một trọc phú nổi tiếng.

Bộ mặt của đời sống nông thôn hiện đại với tất cả những mặt tốt – xấu, trắng – đen được phơi bày chân thực qua tiểu thuyết này. Tệ nạn hút chích, lừa đảo, đĩ điếm xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ chế được cho là vững chắc, có lịch sử tồn tại hàng nghìn năm. Ấy vậy mà chỉ trong hơn mấy chục năm đổi mới, không cần những cuộc tuyên chiến, cơ chế thị trường và đặc biệt là sức mạnh đồng tiền đã làm tan chảy những hằng số văn hóa tưởng như nhất thành bất biến. Bức tranh tối – sáng của nông thôn Việt Nam được tái hiện qua mô hình làng đã hiện lên hết sức sinh động. Hoàng Minh Tường đã thành công khi xây dựng

được hai mô hình nông thôn có tính tiếp nối, soi chiếu, tương phản lẫn nhau hết sức sắc nét.

2.1.2.2. Sự thay đổi chức năng và đặc điểm của mô hình gia đình Việt

Trong xã hội nông thôn Việt Nam cổ truyền, gia đình và dòng họ là hai vấn đề có nội dung phức tạp, đa dạng. Gia đình và dòng họ luôn được đặt trong khối liên kết có tính huyết thống cao. Vì thế mô hình gia đình mà chúng tôi đề cập ở đây bao gồm hai nội dung là gia đình và dòng họ. GS. Phan Đại Doãn cho rằng cần phân biệt hai khái niệm gia đình và hộ: “Hộ là tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý. Còn gia đình, trước hết là cộng đồng liên hệ huyết thống, một phạm trù xã hội. Ở nông thôn một gia đình và một hộ có quan hệ hữu cơ nhưng không phải là một. Có thể có những hộ độc thân nhưng trong quan niệm dân gian thì đó chưa hẳn là một hộ gia đình hoàn chỉnh” [9. Tr173].

Thêm nữa gia đình truyền thống của người Việt là một cộng đồng nhỏ, dòng họ và làng xã là một cộng đồng lớn hơn. Vì thế mối quan hệ có tính kế thừa về mặt đạo đức, văn hóa, kinh tế ... là một điều rất dễ nhận ra. Trong luận văn này chúng tôi sẽ phân tích mô hình theo 3 nhận diện là: giáo dục gia đình, tổ chức sản xuất, và quan hệ dòng họ. Phân tích và làm rõ ba vấn đề trên, chúng tôi hi vọng có thể tái hiện phần nào bức tranh nông thôn qua những biến đổi của mô hình này.

Hình dung của nhà văn về một gia đình truyền thống trước nhất là việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Nếu hình dung gia đình hạt nhân theo quan niệm hiện nay gồm 2 thế hệ (cha mẹ và con cái) thì gia đình truyền thống bao giờ cũng lớn hơn thế. Gia đình Thanh gồm mẹ già, vợ chồng Thanh và con cái. Gia đình ông Trạc cũng như vậy. Nhưng hơn hết gia đình là một đơn vị giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng cho các thành viên. Điểm nổi bật đầu tiên của mô hình gia đình truyền thống là tư tưởng phụ quyền. Tất cả những

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)