Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 25)

Hoàng Minh Tường là một nhà văn không chỉ viết về đề tài nông thôn mà còn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác như: giáo dục, giao thông, ngư dân... Tuy nhiên những thành công của ông lại chủ yếu ở mảng đề tài viết về nông thôn và nông dân. Từ tiểu thuyết đầu tiên viết về nông thôn là Đồng chiêm cho đến Thủy

Hỏa đạo tặc, Đồng sau bão và cuối cùng là Thời của Thánh thần, hình ảnh nông

thôn và người nông dân hiện lên như một cuốn băng quay chậm, phô bày ra tất cả những biến đổi của bộ mặt đời sống nông thôn Việt Nam những năm trước và sau đổi mới. Chính nhà văn đã thừa nhận khi viết một tác phẩm này thì không khí, bối cảnh đã dần định hình cho tác phẩm sau. Nhà văn Hoàng Minh Tường nói: “Không khí Thời của thánh thần đã xuất hiện ngay từ Thủy hỏa đạo tặc,

Đồng sau bão. Ngay cả Ngư phủ, trong nhân vật của tôi vẫn là những con người

lý tưởng. Đó có thể gọi là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại của tác giả với các nhân vật... Họ là những người thừa sự thông minh dũng cảm, lòng nhân hậu vị tha, vậy mà cuối cùng họ cũng không thắng nổi cái ác, thói ti tiện, vô nhân ...” [65]

Tiểu thuyết Đầu sông giống như một kỷ niệm đẹp của một thời học và làm nghề thầy giáo đối với nhà văn. Tuy nhiên tiểu thuyết đầu tay viết về đề tài nông thôn của Hoàng Minh Tường là tiểu thuyết Đồng chiêm. Đây giống như là

tiếng gọi của đồng quê, của vùng đất nơi ông sinh ra, lớn lên với những người nông dân đã viết nên những trang sử hào hùng trong công cuộc bảo vệ và dựng xây Tổ quốc. Có lẽ những kí ức máu thịt với quê hương, với làng quê đã thôi thúc ông đến với đề tài nông thôn để rồi gắn bó cả cuộc đời văn nghiệp với nó. Cuốn tiểu thuyết khá dày dặn viết về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn với những khó khăn, vất vả trong quá trình đi lên sản xuất lớn. Nhân vật trung tâm kể về Đình, chủ nhiệm hợp tác xã Phương Động. Đây là nhân vật nhiệt tình, tâm huyết với công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp với những trăn trở, suy tư để đời sống nhân dân ngày càng được no ấm. Là đại diện cho một lớp người trẻ, dám nghĩ dám làm, Đình cũng như nhiều nhân vật khác như Mí, Tăng, Chanh ... là đại diện cho một thế hệ có thể thay đổi bộ mặt nông thôn và thực hiện một cuộc cách mạng nữa trên mặt trận nông nghiệp. Tiểu thuyết Đồng chiêm ngoài tinh thần ngợi ca không khí hăng say làm việc của các xã viên đã bắt đầu đề cập tới những khó khăn trong quá trình hợp tác hóa nông nghiệp. Trình độ cán bộ thấp, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, tính manh mún trong làm ăn, bè phái trong tổ chức cán bộ và nhân dân ... Tuy nhiên những rạn vỡ, những điểm yếu kém trong lối làm ăn tập thể mới chỉ manh nha bắt đầu và vẫn được che đậy dưới một bức tranh nông thôn đầy màu hồng, tươi sáng. Có thể nhận thấy Đồng chiêm không phải là một tiểu thuyết xuất sắc cả về nội dung và hình thức nhưng đây lại là một bước chạy đà quan trọng cho những sáng tạo của nhà văn sau này bởi tất cả những dấu hiệu này về sau sẽ xuất hiện trở lại trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc

với một cấp độ khác

Thành tựu thực sự mà nhà văn gặt hái được phải kể tới tiểu thuyết Thủy

hỏa đạo tặc. Cuốn tiểu thuyết này được nhà văn thuật lại như sau: “Khi đọc xong

bản thảo chép tay Vùng Gió Cuốn (sau đổi thành Thủy hỏa đạo tặc) nhà văn Nguyễn Thành Long không kìm được cảm xúc, đến phòng đập chân tôi khi tôi đang ngủ mà rằng: “Tường ơi, em viết được lắm. Cứ như Tắt đèn” [65]. Sự trưởng thành về cả nghệ thuật lẫn khả năng khai thác vấn đề đã đem lại cho Thủy

hỏa đạo tặc một luồng gió mới trong bối cảnh không khí văn học cũng đang có dấu hiệu thay đổi. Nhưng quan trọng hơn, nếu tiểu thuyết Đồng chiêm là tác phẩm mở đầu dòng tiểu thuyết viết về nông thôn với những kết cấu còn thiếu chặt chẽ, hình tượng nhân vật chưa góc cạnh thì đến tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc mọi chuyện đã thay đổi. Từ kết cấu tới hệ thống nhân vật, bối cảnh và đặc biệt là lối xây dựng tiểu thuyết theo hướng đa diện, đa tuyến hơn đã cho thấy sự trưởng thành trong kỹ thuật viết của nhà văn. Nhân vật không đơn thuần hoặc “đen” hoặc “trắng” nữa mà dường như mỗi người đều là sự tổng hợp “lẫn lộn người xấu kẻ tốt, rồng phượng rắn rết thiên thần và ác quỷ”[7.Tr85]. Sự thay đổi từ cách đặt vấn đề, triển khai đề tài cho đến nghệ thuật xây dựng tác phẩm của Hoàng Minh Tường nằm trong xu hướng chung của nhiều nhà văn Việt Nam với ý thức đổi mới ngòi bút của mình.

Nếu Thủy hỏa đạo tặc là một bước tiến rất lớn cả về nghệ thuật và nội dung so với tiểu thuyết Đồng chiêm thì tiểu thuyết Đồng sau bão lại là sự tiếp nối và duy trì thành công của tác phẩm trước đó. Đây là phần kế tiếp của tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc. Nếu Thủy hỏa đạo tặc tập trung vào khai thác hiện thực và đời sống nông thôn giai đoạn chưa đổi mới thì Đồng sau bão lại tập trung vào công cuộc cải cách kinh tế thời mở cửa. Vẫn là hệ thống nhân vật ấy với những tính cách và trục sự kiện ấy, nhưng tất cả được đặt trong bối cảnh hoàn toàn khác. Đồng sau bão khó có thể nói là một tác phẩm có thể vượt hẳn lên được cả về mặt nội dung lẫn cách thể hiện so với Thủy hỏa đạo tặc, thếnhưng chắc chắn nó cập nhật hơn với những vấn đề của đời sống nông thôn đương đại. Con người trở nên nham hiểm hơn, sắc sảo và man trá hơn. Những người nông dân hiền lành vẫn bế tắc trong việc kiếm tìm một hướng đi thoát nghèo cho bản thân và gia đình. Đất đai đã trở thành một miếng mồi béo bở cho những người biết đầu cơ và trục lợi. Thanh niên nông thôn biết sẽ thế nào khi họ không có tiền bạc dư giả để đầu tư cho việc học hành … Hoàng Minh Tường chưa có lời giải đáp nhưng đó là những vấn đề ông nêu ta để mọi người cùng nhìn thấy và suy ngẫm.

Sau tiểu thuyết Đồng sau bão thì tiểu thuyết Thời của thánh thần thực sự là một thành công nữa của Hoàng Minh Tường. Nông thôn hiện lên như một bộ phận của một xã hội rộng lớn, trải qua tuyến tính thời gian gần một thế kỷ. Tác giả không nhằm tái tạo lại các sự kiện lịch sử như các tiểu thuyết truyền thống nhưng qua các số phận nhân vật, số phận dòng họ với các sự kiện lịch sử nổi bật lên thì người đọc không khó để có thể hình dung ra một giai đoạn lịch sử của dân tộc như: nông thôn trong kháng chiến chống Pháp, trong cải cách ruộng đất, trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, trong kháng chiến chống Mỹ và thời hậu chiến. Người nông dân cùng gánh trên vai mình trách nhiệm của lịch sử nhưng rồi cũng chính họ đã bị lịch sử quăng quật đến thảm thương. Có thể nhận thấy nông thôn được xé lẻ thành nhiều mảnh và được ghép nối một cách chủ ý. Sự bùng nổ cảm xúc bằng những chi tiết, những câu chuyện đời thường trong cuộc sống của người nông dân chính là thành công lớn nhất của Hoàng Minh Tường trong tác phẩm này. Nói một cách triết học thì từ một hiện tượng mang tính đơn lẻ, nhà văn đã khái quát lên một thực tế xã hội mang tính phổ quát, điển hình rất cao. Cùng với những tiểu thuyết khác viết về đề tài này, Hoàng Minh Tường muốn góp một cái nhìn nhằm trả lại tính chân thật cho lịch sử.

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)