Quá trình chuyển mình từ kinh tế tập thể sang kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 34)

Trong toàn bộ dung lượng tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc nhà văn Hoàng Minh Tường tập trung miêu tả quá trình chuyển mình từ lối làm ăn tập thể, tập trung hóa cao độ về cả nhân lực lẫn tư liệu sản xuất sang lối làm ăn theo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt nhà văn tập trung mô tả công cuộc “khoán chui” của những cán bộ nông nghiệp xã Thanh Bình. Sự kiện văn học này tất nhiên được bắt nguồn từ một sự kiện có thật xảy ra năm 1966 tại Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ) do bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc khởi xướng. Cho đến ngày nay người ta vẫn coi ông là “cha đẻ của khoán hộ”.

Tác giả Thái Duy trong cuốn Đổi mới ở Việt Nam: Nhớ lại và suy ngẫm

từng viết: “Năm 1966 cơ chế “khoán việc tới hộ” ra đời ở Vĩnh Phúc, khởi đầu từ một số hợp tác xã, sau đó được tỉnh ủy tổng kết và ra Nghị quyết 68 ngày 10/09/1966 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về “một số vấn đề quản lý lao động trong hợp tác xã hiện nay”. Nội dung chủ yếu của khoán hộ lúc này ở Vĩnh Phúc (tháng 2 năm 1968, Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú) là đối với một số khâu trong quá trình canh tác mà xã viên có thể đảm nhiệm tốt như cấy, chăm bón, thu hoạch ... thì hợp tác xã giao cho xã viên diện tích phải làm, kèm theo mức khoán về số công được tính ăn chia và về sản lượng phải đạt và nộp cho hợp tác xã. Ai chăm bón tốt, tận thu sản phẩm, đạt sản lượng cao hơn mức khoán thì ngoài công điểm được ăn chia, còn được hưởng phần sản lượng vượt khoán. Cơ chế này được gọi là khoán hộ” [45. Tr10].

Rõ ràng với cách làm này xã viên được trở về cơ sở sản xuất là gia đình, mọi người được lao động theo khả năng, sức lực của mình, kinh tế gia đình cũng phát triển. Thế nhưng cơ chế “khoán hộ” của Vĩnh Phúc bị phê phán và đình chỉ vì đã đi trái chủ trương, đường lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng. Nhiều ý

kiến cho rằng, làm như vậy là từ bỏ chủ nghĩa xã hội, quay trở lại con đường tư hữu của tư bản chủ nghĩa. Tác giả Thái Duy từng dẫn những ý kiến phản đối “khoán chui” như sau: “Có người nhắc đến khoán hộ, làm theo khoán hộ thì no đủ hơn nhưng lại bị quy chụp là “khát nước lại uống thuốc độc”, hoặc đưa ra lý lẽ “đói nhưng là đúng thì phải theo vì chỉ có khoán việc mới đưa nông thôn lên chủ nghĩa xã hội”. Có người còn cực đoan “thà đói còn hơn mất lập trường, muốn no ngay theo khoán hộ là mất hết” [45. Tr11].

Thực tế là Hoàng Minh Tường đã bám rất sát sự kiện này để xây dựng nên tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc. Với bức tranh chân thực và toàn diện, trong 300 trang tiểu thuyết, nhà văn đã cố gắng xây dựng hình ảnh nông thôn Việt Nam từ thời điểm huy hoàng của nền kinh tế hợp tác xã cho tới những rạn nứt, khủng hoảng và đổ vỡ của nền sản xuất cũ trước những đòi hỏi mới của thời cuộc. Theo thống kê của người viết, 130 trang đầu cuốn tiểu thuyết này, nhà văn tập trung miêu tả công cuộc xây dựng hợp tác xã Thanh Bình với mô hình làm ăn tập thể thể hiện rõ sự ưu việt của nó. Trong những trang viết này, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp đã có tác dụng tích cực, đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Hợp tác xã Thanh Bình mỗi năm đóng góp cho huyện Giang Thủy hơn 500 tấn lương thực, là lá cờ đầu trong toàn huyện. Nhà văn đã miêu tả rất sinh động Hội nghị huy động lương thực vụ mùa

ở hội trường lớn của UBND huyện Giang Thủy với không khí thi đua sôi nổi. Bí thư huyện ủy Trần Sinh đã rất khéo léo, bắt trúng tâm lý ganh đua thành tích của các hợp tác xã trong huyện để đạt mục đích của mình. Sự sắp đặt cho Cơ – chủ nhiệm hợp tác xã Thanh Bình phát biểu đầu tiên với chỉ tiêu đóng góp 600 tấn lương thực như là một cú hích rất đáng chú ý. Đúng như Cơ nghĩ : “600 tấn lương thực cả năm của một hợp tác xã diện tích canh tác xấp xỉ 500 hec ta vào hàng trung bình của huyện sẽ là một quả tạ ném vào giữa hội trường khiến khối anh bổ chửng” [40. Tr11]. Quả là như vậy, trước con số đầy tính thách thức, hàng loạt các hợp tác xã Phương Tú, Đồng Tân, Sơn Công, Bình Thủy ... đã bắt

tay thi đua vượt con số mà hợp tác xã Thanh Bình đưa ra. Trong bối cảnh kháng chiến thì lối làm việc như thế này hết sức có ý nghĩa, thúc đẩy huy động lượng thực trong cả nước. Tuy nhiên cũng ngay tại thời điểm đó, phương thức sản xuất theo kiểu duy ý chí như thế này đã phát sinh những vấn đề, những rạn nứt đầu tiên. Phải lưu ý rằng bối cảnh của Hội nghị trưng thu lượng thực vụ mùa huyện Giang Thủy diễn ra năm 1978. Tức là sau khi hòa bình lập lại được 3 năm và thời huy hoàng của lối làm ăn tập thể đã qua đi. Trước hiện thực mới, nó đã bộc lộ những điểm yếu “chết người”.

Có lẽ hiện thực nông thôn hiện lên trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc vẫn sẽ huy hoàng, nô nức một tinh thần tập thể, một tinh thần cống hiến nếu không có con bão số 9 và số 10 được nhà văn khéo léo sắp đặt trong tiến trình vận động của các sự kiện. Biến cố lớn lao này đã chỉ ra những bất cập, những điểm hạn chế mà trước đây, vì tình thần đấu tranh thống nhất đất nước chúng ta đã lơ đi hoặc cố tình không nhắc tới. Hình ảnh Trần Sinh, Cơ vất vả đêm ngày đi đôn đốc nông dân chống úng giữ lúa, cùng hình ảnh những người nông dân như lão Trạc ngày đêm đánh vật với thủy thần chỉ diễn ra trong đợt đầu của chiến dịch cứu lúa.

Tâm lý dựa dẫm, quyền tự chủ, độc lập trong làm ăn của các xã viên không còn nên tất nhiên sinh ra những bất công xã hội. Sự phân phối sản phẩm không đều gây bất mãn trong nhân dân. Từ bí thư Trần Sinh, việc đi cứu lúa chỉ để hi vọng “vớt vát” danhh dự của tỉnh, mỗi năm đóng góp hơn 15.000 tấn lượng thực chứ đâu phải thực tâm lo dân đói. Bởi lẽ đói đã có nhà nước lo, huyện lo. Trong khi đó những người nông dân thực thụ như lão Trạc trước đây cố sống cố chết với mảnh đất của mình thì cũng phải chán nản, mặc kệ lúa ngập để ở nhà uống rượu. Chính lão Trạc từng tâm niệm: “Ai lười thì mặc xác họ chứ mình rời khỏi mảnh ruộng là chết đói. Ông bà mình xưa cực khổ mà đố có dảm bỏ làng. Làm ruộng gặp năm mất mùa, đói kém thì cực thật nhưng còn hơn đi xin cơm thiên hạ” [40. Tr79]. Thế rồi chính lão lại là người xổ toẹt vào cái triết lý ấy khi cho rằng: “Thoạt nghe thì có vẻ công bằng. Nhưng càng nghĩ ông Trạc càng thấy

vô lý. Thế ra đánh hòa cả làng? Thằng làm mửa mật cũng như đứa lười thối thây. Người còng lưng tát nước sa sả ngoải đồng cũng như kẻ ranh ma bỏ ruộng nhảy tót lên tàu đi buôn sắn? Đội mất ít cũng như mất nhiều, chuyện ngược đời”. Cho đến lúc này, cơ chế khoán việc đã bộc lộ tất cả những yếu kém và những điểm không còn phù hợp với tình hình mới nữa. Cơ chế khoán việc là quy ra ngày công lao động (việc làm này được một nhóm người chấm công điểm thực hiện). Ngày công được tính cho mỗi lao động khi thực hiện một công việc theo tiêu chuẩn nhất định do hợp tác xã quy định. Như vậy thì đúng như lão Trạc nói, thằng làm cũng như thằng không làm, cánh lúa tốt cũng như cánh lúa xấu, cào bằng hết. Chính những mâu thuẫn lợi ích này mới dẫn đến cuộc đánh nhau của hai đội sản xuất là đội 3 của làng Thanh Giang với đội 10 của làng Thanh Cao. Kết cục là ông Trạc bị bắt và chủ nhiệm Cơ phải nằm viện.

Đó là những mâu thuẫn ban đầu được nhà văn chỉ ra rất quyết liệt. Trong toàn bộ tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc, quyền tự chủ, độc lập trong sản xuất kinh doanh của xã viên không còn nữa, ngược lại quá nhiều quyền hành rơi vào tay cán bộ có chức, có quyền. Từ việc chấm công điểm đến phân chia từng hạt thóc cũng do họ quyết định. Thậm chí không có chữ ký của họ thì bản thân xã viên hoặc con em họ không thể vào Đảng, Đoàn, đi học, đi công tác … và đây là những sơ hở để những cán bộ kém phẩm chất đạo đức áp bức, bóc lột dân. Hợp tác xã phân phối không theo lao động bỏ ra mà dựa vào công điểm thì chỉ béo bở bộ máy điều hành hợp tác xã. Đi họp, đi học, đi thăm đồng, kể cả hoạt động văn nghệ ... cũng được tính công điểm. Xã viên lao động chỉ làm cầm chừng, cốt sao có nhiều công điểm, làm ăn thì thiếu hiệu quả, đi làm theo kẻng, ăn cơm nhà nước ... đã tạo nên bộ mặt nông thôn trì trệ, thiếu sức sống và đứng trước rất nhiều nguy cơ nhãn tiền. Đó là bộ mặt nông thôn nói chung, còn bộ mặt những người lãnh đạo nông thôn thì sao?

Cơ là một chủ nhiệm tốt, năng nổ với công việc chung, nhưng còn những cán bộ phẩm chất kém như: Thiển, Lõa, Biền ... thì thế nào? Lợi dụng hoàn cảnh

để trục lợi, xun xoe nịnh nót cấp trên để lấy quan hệ và nếu có sự cố gì thì đổ trách nhiệm lên đầu nhà nước. Nhà nước trở thành cái bóng quá lớn được những người lãnh đạo địa phương dùng làm cái ô để lấp liếm những sai phạm của mình. Vụ Lõa thuyết phục Cơ khai khống 70% diện tích mất lúa của xã Thanh Bình trong cơn bão số 9 và số 10 để xin viện trợ nhà nước (dù thực tế không phải như vậy) là một minh chứng rõ nhất cho lối làm ăn tập thể và cơ chế xin – cho. Cũng nhờ đó mà Thanh Bình mất hơn 50% diện tích lúa mà người dân no đủ, không thiếu chuyện cái ăn. Chính cơ chế làm việc quan liêu, duy ý chí, “tin vào cơ sở” (lời của nhân vật Trần Sinh), lối làm việc trên giấy tờ, không dựa vào thực tế và bất chấp những lời tư vấn của cấp dưới đã nảy sinh ra những tệ nạn ngày càng trầm trọng của đời sống nông thôn. Đúng như lời nhận xét chua chát của lão Trạc: “Hơn 60 mà hàng ngày vẫn theo đít con trâu, quần quật ngoài đồng. Cả bà với con Thắm, thằng Thiết, bốn lao động, bốn miệng ăn mà vẫn trầy trật. Làm mười mà không được ăn một. Năng suất 5 tấn, 7 tấn, báo cáo láo hết. Thử hỏi hợp tác xã yêu tiên, yêu đãi ở chỗ nào? Thế mà khối đứa giàu to. Chúng nó dựa vào quyền chức bóc lột xã viên để làm giàu” [40. Tr107]. Như vậy là không cần phải đao to búa lớn Hoàng Minh Tường đã lạnh lùng vạch ra tất cả những mặt trái của đời sống nông thôn, đặc biệt là những tréo ngoe của một cơ chế làm ăn đã lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn nữa.

Nếu như non nửa dung lượng tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc nhà văn tập trung đi miêu tả bộ mặt nông thôn thời bao cấp với những khó khăn, mâu thuẫn của một cơ chế làm ăn không còn hợp lý thì phần còn lại, tác giả tập trung mô tả quá trình chuyển mình từ phương thức sản xuất tập trung bao cấp sang phát triển kinh tế hộ gia đình mà đỉnh điểm là hành động “khoán chui” của nhân vật Thanh – Đội trưởng đội sản xuất số 10 làng Thanh Cao. Xuất phát từ thực tế trong quản lý, điều hành sản xuất, người lãnh đạo nông nghiệp ở Thanh Bình nhận thấy những mặt trái của nó. Nhân vật Cơ, Lập đều biết rõ điều này nhưng bức tường lí luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội không cho phép Cơ thay đổi. Nhân vật Cơ,

Trần Sinh đại diện cho những tư tưởng cũ, suy nghĩ cũ đầy bảo thủ. Trong khi đó nhân vật Thanh, Lập lại đại diện cho một tư tưởng mới, suy nghĩ mới về phương thức làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn.

Thực tế xã hội những năm 1966 khi việc “khoán chui” ở Vĩnh Phúc bị phát hiện đã dẫn tới cuộc tranh luận nảy lửa trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam. Đó là một cuộc tranh luận kéo dài từ cao cho tới thấp, từ những lãnh đạo Trung ương cho tới các cơ sở. Trong Thủy hỏa đạo tặc nhà văn tập trung miêu tả cuộc đấu tranh tư tưởng giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến thông qua nhiều tuyến nhân vật như: Cơ - Lập, Cơ – Thanh, Điền – con trai, Lập – Thiển, Thanh – Thiển, Toại – Trần Sinh ... Mở màn cho cuộc tranh luận tư tưởng này bắt đầu từ chàng kỹ sư nông nghiệp tên Sơn với Trần Sinh, Bí thư huyện ủy Giang Thủy. Cuộc chiến giữa hai luồng tư tưởng, lúc diễn ra âm ỉ, lúc sôi nổi quyết liệt đã khiến cho bức tranh nông thôn hiện lên đầy đủ và đa chiều hơn.

Ngọn nguồn của cuộc tranh luận, suy cho cùng là cuộc chiến giữa một bên là lý thuyết và một bên là thực tiễn. Khát vọng của những người lãnh đạo hợp tác xã Thanh Bình, nhất là nhân vật Lập chỉ mong sao hạn chế, khắc phục được thiếu sót của lối làm ăn tập thể. Lập vốn không bị nhồi nhét hàng mớ kiến thức lí luận khô cứng nên trong suy nghĩ của mình, nhân vật này tỏ ra đầy tự chủ, không câu nệ. Nhưng Lập không có quyền hành mà chỉ là tham mưu cho hàng ngũ lãnh đạo. Trong khi lãnh đạo thì bị hạn chế trong một mô hình chủ nghĩa xã hội bó chặt. Đúng như nhân vật Toại thầm nghĩ về Trần Sinh: “Anh và tôi chúng ta đều mắc bệnh giáo điều như nhau, nhưng anh lại quá say sưa với nó, nhìn nhận nó như một giải pháp hữu hiệu” [40. Tr135].

Trong khi cuộc tranh luận tư tưởng đang diễn ra quyết liệt thì thực tế đời sống nông thôn Thanh Bình vẫn phát sinh những mâu thuẫn ngày càng khó giải quyết. Đỉnh điểm của việc này là tình trạng ăn cắp thóc hợp tác của các đội sản xuất. Câu nói của nhân vật Năm Ngũ thực sự khiến người đọc ám ảnh: “Chúng tao không ai xấu cả đâu. Cũng là mồ hôi nước mắt của mình mà phải dấm dúi thế

này, cực lắm đấy” [40. tr252]. Thế rồi, việc ông Trạc xin ra khỏi hợp tác xã vì bất mãn với lối làm ăn không còn hợp lý như dấu hiệu đầu tiên cho sự đổ vỡ của lối làm ăn cũ. Lập đã phản biện Cơ bằng những bằng chứng không thể chối cãi: “Cái chính là do cách làm ăn của mình không khuyến khích, động viên được cho họ một cách tích cực. Vụ mùa vừa rồi riêng đội tôi có 16 người bỏ đi buôn sắn, chạy chợ. Tâm lý của người nông dân là thế. Họ luôn luôn nghĩ đến một lợi ích vật chất rất cụ thể” [40. Tr193]. Trước đòi hỏi của thực tế “thay đổi hay là chết”, hàng ngũ lãnh đạo xã Thanh Bình đã chấp nhận (dù có trực tiếp hay gián tiếp) để Lập “khoán chui” cho người nông dân trồng 700 mẫu khoai tây và đã đạt thắng lợi rực rỡ. Nhưng dù sao hành động này chỉ mang tính chữa cháy hơn là biểu hiện cho tư tưởng sẵn sàng cải cách.

Sự thay đổi mang tính cách mạng chỉ diễn ra khi Thanh dũng cảm thuyết phục Cơ và hứa nhận mọi trách nhiệm để có thể “khoán chui” thí điểm trong sản xuất lúa. Nhưng sự thất bại ngay sau đó của Thanh đã cho thấy chúng ta lạc hậu và bảo thủ như thế nào. Trần Sinh nhận xét hành động này là: “một ổ vi trùng gây bệnh nguy hiểm. Không dập, sẽ đến lúc bó tay không cứu vãn nổi tình thế” [40. Tr303].

Sự chuyển mình khó nhọc từ cơ chế làm ăn tập thể sang cơ chế kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)