Các kiểu con ngƣời trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc và Đồng sau bão

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 58)

Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc lại rất nhiều lần trong lý luận văn học. GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lý giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm cảm của nhà văn và con người được thể hiện qua tác phẩm của mình”[46. Tr15]. Từ điển thuật ngữ văn học lại cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn làm thành thước đo của hình tượng văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [16.Tr229]. Trong khi đó B.Khrapchenco viết rằng quan niệm nghệ thuật về thế giới của nhà văn chính là: “Sự nhận thức về thế giới, về tính chất và những đặc điểm của sự khám phá ra những hiện tượng của hiện thực và thái độ của nhà văn đối với chúng” [3.Tr12]. Nếu xét theo ý nghĩa mà B.Khrapchenco diễn đạt thì có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn là sự nhận thức về con người, về tính chất và những đặc điểm của sự khám phá ra những hiện tượng của hiện thực và thái độ của nhà văn đối với chúng.

Quá trình xác định quan niệm nghệ thuật về con người cũng như sự vận động của con người trong văn học sẽ giúp chúng ta nhận ra được sự thay đổi về phương diện nội dung tiểu thuyết. “Cách tiếp cận quan niệm nghệ thuật về con người cho phép vượt qua những cách phẩm bình những nhân vật, hiện tượng cụ thể để nhìn nhận và khám phá các giá trị văn học từ chiều sâu văn hóa, thẩm mỹ và tính chỉnh thể của sự sáng tạo. Đi sâu vào các biểu hiện sinh động, cụ thể của nghệ thuật và phương pháp sáng tác” [50. Tr11].

Trong hai cuốn tiểu thuyết mà chúng tôi sử dụng để phân tích, khảo sát, đối tượng chính vẫn là người nông dân được nghệ thuật hóa thành các kiểu nhân vật khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì người nông dân là những người có trình độ học thức thấp, quanh năm gắn cuộc đời với mảnh ruộng, với hạt lúa củ khoai thì số lượng nhân vật này trong hai cuốn tiểu thuyết chiếm ưu thế lớn. Theo thống kê của người viết, số lượng nhân vật là nông dân trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc lên tới 80% trong tổng số các nhân vật. Trong khi con số này ở tiểu thuyết Đồng sau bão là 66%. Nói vậy để thấy hình tượng con người được nhà văn miêu tả, cảm nhận và mã hóa nghệ thuật chủ yếu là người nông dân.

Hoàng Minh Tường tự nhận mình là “con đẻ của đồng ruộng” nên cách nhìn về người nông dân của ông xuất phát từ điểm nhìn của một người nông dân cầm bút. Vì thế ngoài cảm hứng xót thương có thể thấy cái nhìn khá bi quan về số phận con người của nhà văn. Ngay cả những con người lý tưởng nhất, đẹp nhất trong tiểu thuyết của ông cũng gặp phải những bi kịch riêng của mình. Nói vậy không phải đề cập tới một gam màu xám trong quan niệm về con người của nhà văn mà nhìn thẳng vào thực tế xu hướng sáng tác lúc bấy giờ. Cảm hứng nhận thức lại thực tại được đề cao nên con người bao giờ cũng được nhìn nhận đa diện, nhiều chiều hơn.

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)