Hoàng Minh Tường trong tương quan với một số tác giả viết về

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 28)

nông thôn sau đổi mới

So với những tác giả đã viết và thành công với đề tài nông thôn như Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người

nhiều ma (1990), Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Ngô Ngọc Bội với

Ác mộng (1990), Nguyễn Phan Hách với Cuồng phong ... thì Hoàng Minh Tường

không thuộc dạng nhà văn đi tiên phong trong thế hệ nhà văn những năm đổi mới. Vấn đề ông khai thác cũng không có gì quá mới so với những nhà văn đi trước như: Đề tài về cải cách ruộng đất, cải cách nông nghiệp, cải cách kinh tế ... Ấy thế nhưng Hoàng Minh Tường vẫn tạo được giọng điệu riêng. Đặt vào dòng

chảy chung của những tiểu thuyết thành công với đề tài này, tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường vẫn có những khác biệt từ cách khai thác chất liệu hiện thực cho đến các thủ pháp xây dựng tác phẩm.

Trong số những tiểu thuyết thành công với đề tài về nông thôn, không thể không nhắc tới tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Nhà văn tập trung miêu tả nhân vật Giang Minh Sài thông qua các quan hệ xã hội khác nhau như: quan hệ với người nông dân, quan hệ với đồng đội, quan hệ với giới trí thức ... chứ nhân vật Sài không đơn thuần là một người nông dân trên mặt trận nông nghiệp. Nhà văn chú trọng đi sâu vào đời sống một cá nhân để qua đó khái quát nên cả một mảng hiện thực rộng hơn nông thôn. Không ngoa khi nhiều ý kiến của các nhà phê bình cho rằng, Lê Lựu đã “rút ruột” mình để viết nên cuốn tiểu thuyết này Vượt ra khỏi làng Hạ Vị, Giang Minh Sài đã có cuộc sống khá tiêu biểu cho những thanh niên nông thôn thời ấy: phụng sự hết mình theo sự phân công của tổ chức và cố gắng hết mình để hoàn thành nó. Thế nhưng hôn nhân và tình yêu của nhân vật này lại có những bi kịch mang tính lịch sử mà tác giả đã đồng cảm như một sự hóa thân bởi nhân vật có một phần đời của ông và tác phẩm ra đời khi tài năng đang độ chín.

Trong khi đó tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường tập trung vào mô tả những xung đột xã hội thông qua cuộc chiến các dòng họ. Mặc dù các sự kiện chỉ diễn ra trong phạm vi khá hẹp (cuộc đối đầu giữa họ Vũ Đình và Trịnh Bá) nhưng nó như một xã hội thu nhỏ mà nơi ấy chồng chất đủ các mối quan hệ như yêu đương – thù hận, xấu – tốt, thành thật – man trá ... Hiện thực nông thôn Việt Nam hiện lên rất sinh động và cụ thể dưới lăng kính cuộc chiến các dòng họ.

Nhà văn Dương Hướng, khi xây dựng tiểu thuyết Bến không chồng, qua cuộc đời của những người làng Đông, đã nói lên được khá nhiều vấn đề phức tạp còn tồn tại ở nông thôn, đặc biệt ở nông thôn miền Bắc như: tâm lý tộc họ, gia

trưởng, thành kiến đối với việc phụ nữ không có con để nối dõi tông đường v.v... Một cách chung hơn, nó nói lên một tình trạng xã hội lạc hậu nghiêm trọng.

Tiểu thuyết Ác mộng của Ngô Ngọc Bội lại tập trung vào cuộc cải cách ruộng đất với những mặt trái, những sai lầm mà trước đây chúng ta vẫn không được nói đến. Những thái quá trong điều hành đã gây nên những oan khuất cho bao gia đình, cho bao số phận con người. Và sự kiện được tái hiện khá trung thực nhưng không ác ý – không cố tình khơi lại làm nhức nhối hơn lịch sử. Với một cách nhìn dũng cảm và trung thực, nhà văn giúp bạn đọc hôm nay bình tĩnh nhìn lại quá khứ trong hành trình về tương lai với mong muốn rằng, sau cái giá đã phải trả rất đắt, chúng ta phải làm sao để những sai lầm như thế không lặp lại. Trong khi đó nhà văn Hoàng Minh Tường lại chọn nông thôn đương đại đại làm đối tượng phản ánh. Thông qua tác phẩm của mình, nhà văn đã khắc họa đời sống nông thôn phức tạp với những mâu thuẫn tư tưởng, mâu thuẫn lợi ích mà vì nó, người ta có thể sẵn sàng làm hại nhau. Nhà văn đã đánh trực diện, không khoan nhượng vào những mặt trái của cuộc cải cách nông nghiệp, những góc khuất mà chúng ta cố tình không nhìn thấy. Và trên tất cả, đời sống nông thôn trong cách xây dựng của nhà văn hiện lên vừa sắc sảo, vừa sống động lại mang tính khái quát cao. Điều này đã làm cho tác phẩm tuy viết về đề tài không mới nhưng lại tạo được bước đột phá để đưa Thủy hỏa đạo tặc thành một trong những tác phẩm viết về nông thôn gây được sự chú ý nhất vào thời điểm ấy.

Sau khi tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc được xuất bản, nhiều tiểu thuyết khác cùng đề tài cũng liên tiếp xuất hiện như Ma làng của Trịnh Thanh Phong (2002), Dòng sông Mía (2005) của Đào Thắng, Ba người khác (2006) của Tô Hoài, Dưới chín tầng trời (2007) của Dương Hướng, Cuồng phong (2008) của Nguyên Phan Hách ... và Thời của thánh thần (2008) của chính Hoàng Minh Tường. Có thể thấy rằng cách tái hiện nông thôn ở những tác phẩm sau này có những nét rất khác biệt và nó thoát hẳn khỏi mô phạm xây dựng nông thôn của

tiểu thuyết những năm 90 của thế kỉ XX. Giờ đây nông thôn không chỉ hiện ra đơn thuần là một cuộc chiến trong phạm vi một huyện, một tỉnh mà nó mở rộng phạm vi hết mức có thể. Nông thôn cũng không phải là một vấn đề được khai thác triệt để từ đầu tới cuối mà chỉ là một bộ phận của bức tranh tổng thể xã hội đầy phức tạp, mâu thuẫn. Thế nhưng tác phẩm nào cũng vậy, những sự kiện lớn như: cải cách ruộng đất, cải cách nông nghiệp, cải cách kinh tế ... đều được nhắc đến như một tiền đề vốn được xây dựng từ những thế hệ trước. Chúng ta thấy hình bóng, không khí của cả Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thời xa vắng, Thủy hỏa đạo tặc... trong tiểu thuyết như Thời của thánh thần, Cuồng phong, Dưới chín tầng trời ...

Các tác giả về sau này đều cố gắng khái quát bức tranh nông thôn trải qua nhiều thế hệ (thường là ba thế hệ, đại diện cho ba mốc lớn là: Cải cách ruộng đất, cải cách nông nghiệp và cải cách kinh tế). Khát vọng ôm hiện thực trong phạm vi hẹp của một tác phẩm có vẻ như trở thành một mô típ khá quen thuộc đối với những tiểu thuyết viết về nông thôn sau này. Vì vậy mỗi một tiểu thuyết ngoài sứ mệnh nghệ thuật, đều có một sứ mệnh lịch sử cụ thể. Tuy chưa đạt đến mức nổi trội hơn tất cả nhưng tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường thực sự đã góp phần tái hiện sinh động bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam qua từng thời kỳ cụ thể.

Như vậy, có thể khẳng định tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau đổi mới. Tuy chưa nổi bật lên như một hiện tượng nhưng ông vẫn là một nhà văn tên tuổi trong số những tác giả thành công với mảng đề tài nông thôn.

Tiểu kết: Từ khi tiểu thuyết du nhập vào Việt Nam, nông thôn luôn là một đề tài có sức hấp dẫn đối với nhiều cây bút và chính ở đề tài này nhiều cây bút đã trở thành gạo cội trong làng văn Việt Nam. Hoàng Minh Tường đã có

cuộc đời và văn nghiệp gắn bó với đề tài nông tôn và ông đã có những đóng góp nhất định đối với mảng tiểu thuyết viết về đề tài này. Gia phả của đất gồm hai cuốn tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc Đồng sau bão là bộ tiểu thuyết thể hiện một cách đặc sắc những vấn đề của nông thôn Việt Nam sau chiến tranh.

Chƣơng 2: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)