- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân
TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ
4.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển
vốn đầu tư phát triển
Việc lập kế hoạch về vốn để bố trí cho các hoạt động đầu tư phát triển thời gian qua đã đạt được một số kết quả, giúp hình thành cơ bản hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch nguồn vốn bố trí đầu tư còn có nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng bố trí đầu tư dàn trải, không tập trung làm cho tất cả các công trình, nhất là công trình trọng điểm kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng tới chất lượng dự án; việc nợ đọng công trình kéo dài, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như việc cân đối nguồn lực để bố trí nguồn vốn tại thị xã. Để hoàn thiện công tác quản lý kế hoạch về nguồn vốn cho đầu tư phát triển, cần thiết phải cải tiến chất lượng công tác lập kế hoạch, đặc biệt cần có cơ chế để huy động được nhiều tổ chức có chuyên môn tham gia, tăng tính phản biện về các thông tin trong kế hoạch. Do vậy, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:
Đối với việc lập kế hoạch trung hạn, dài hạn:
- Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch trung hạn, dài hạn. Đặc biệt đối với kế hoạch dài hạn về tình hình thu ngân sách trên địa bàn để có phương án định hướng cơ bản trong xác định nhiệm vụ chi ngân sách, trong đó có nhiệm vụ chi đầu tư phát triển.
Chất lượng quy hoạch liên quan đến phương pháp lập kế hoạch. Phương pháp lập kế hoạch hiện nay là dựa trên số ước đoán từ các năm trước, và khả năng cân đối ngân sách. Tuy nhiên, điều khó nhất là dự đoán khả năng ngân sách thu được từng năm để quyết định dự toán chi đầu tư phát triển là bao nhiêu. Thực tế hiện nay đều ước đoán mức phát triển thu ngân sách hàng năm để lập kế hoạch chứ không dựa trên một mô hình hay một cơ sở tính toán khoa học nào để ước lượng, do vậy luôn có sự chênh lệch giữa dự toán và số thực hiện. Do đó, để cho kế hoạch chi đầu tư phát triển sát đúng với số thực chi hàng năm, cần thực hiện một số giải pháp:
+ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch. Cán bộ lập kế hoạch phải có trình độ chuyên môn về kinh tế, thống kê. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để cán bộ có phương pháp, sự sáng tạo trong dự báo, phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thu chi ngân sách nói chung và trong thực hiện dự án nói riêng.
+ Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện dự án đầu tư phát triển. Phối hợp với Ban Quản lý dự án để tổng hợp, đánh giá được tình hình, tiến độ, khối lượng thực hiện từng hạng mục công trình. Cuối năm, đối chiếu tình hình thanh toán, quyết toán vốn, nắm bắt khối lượng đã hoàn thành, khối lượng còn nợ để có kế hoạch phân bổ vốn hiệu quả.
- Việc lập kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư có hiệu quả, tránh lãng phí tiền từ ngân sách.
+ Bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý về cả cơ cấu nguồn vốn, về lĩnh vực đầu tư; đảm bảo cho đầu tư phát triển hài hòa, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
+ Lập danh mục đầu tư hợp lý, hiệu quả. Không đầu tư dàn trải vào nhiều công trình. Số lượng công trình nên khống chế cho phù hợp với khả năng cân đối ngân sách. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng tâm trọng điểm, có tính cấp bách của thị xã, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành nhưng chưa được thanh toán hoặc các công trình có khả năng hoàn thành sớm.
+ Hạn chế bố trí vốn cho các công trình chưa thực sự cần thiết, không đáp ứng nhu cầu cấp bách. Đối với các công trình còn sử dụng được thì cải tạo, nâng cấp, hạn chế xây mới. Đối với các công trình mới cần thiết đáp ứng nhu cầu cấp bách thì mới triển khai.
+ Chuyển đổi nguồn vốn đối với một số dự án quan trọng nhưng chưa hoàn thành. Rà soát danh mục các dự án có thể chuyển đổi bằng nguồn vốn khác nhau. Trong trường hợp nguồn vốn của địa phương không cân đối được, có thể chuyển đổi sử dụng ngân sách của tỉnh hoặc trung ương hỗ trợ cho các dự án cần thiết, quan trọng. Sau khi có khả năng cân đối ngân sách, bổ sung nguồn vốn cho các dự án còn dở dang đã bị chuyển đổi.
+ Trường hợp có vượt thu ngân sách, nên trích lập lại theo một tỷ lệ cố định để có kế hoạch chi phát triển cho năm sau. Biện pháp này có tác dụng cân đối nguồn lực giữa các năm, đặc biệt là các năm có nguồn thu thấp, kinh tế suy giảm.
+ Đối với các công trình có khả năng phát sinh hư hại ngoài kế hoạch như sửa chữa các hạng mục thiệt hại do thiên tai lũ lụt, cần tính toán dựa trên những số liệu chính xác rồi mới phân bổ vốn, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình phòng chống bão lụt, tránh để các đối tượng lợi dụng xin lập dự án mới trong khi thực tế thiệt hại không đáng kể.
- Tiếp tục phát huy tinh thần Nghị quyết 09/NQ-ThU về huy động nội lực trong nhân dân, tăng cường quan hệ, phát huy sức mạnh tổng hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Đối với các công trình có tính xã hội hóa cao nhưng tổng mức đầu tư không quá lớn, nhân dân có thể góp công, góp sức để thi công xây dựng như nhà văn hóa khối, xóm; các mương thoát nước ở địa phương, sân vận động xã...thì nên vận động nhân dân cùng tham gia, giảm bớt khối lượng cho ngân sách. Ban Thường vụ thị xã lập kế hoạch, yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình thực hiện tình hình huy động nội lực, báo cáo tổng hợp lên UBND thị xã. Trên cơ sở đó, giao cho UBND thị xã tổ chức triển khai tới các phường, xã để tổ chức thực hiện.