Nhóm nguyên nhân xuất phát từ năng lực của các bên liên quan trong quản lý dự án.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 85 - 87)

- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân

* Đối với công tác quản lý khối lượng, quản lý tiến độ thi công

3.3.4.3 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ năng lực của các bên liên quan trong quản lý dự án.

quan trong quản lý dự án.

- Trình độ năng lực của đơn vị lập quy hoạch còn hạn chế. Tính dự báo trong công tác lập quy hoạch chưa cao. Chưa áp dụng được các kỹ thuật dự báo khoa học vào công tác lập đồ án quy hoạch.

- Chất lượng công tác lập dự án chưa đảm bảo về các yêu cầu định mức, tiêu chuẩn. Một số dự án còn có hiện tượng lập thừa khối lượng để đẩy tổng dự toán tăng lên. Khối lượng lập thừa tạo điều kiện, cơ hội cho nhà thầu thi công ăn bớt khối lượng, gây ra sự lãng phí cho ngân sách nhà nước

- Năng lực của một số nhà thầu thi công còn hạn chế về nhân sự, trình độ quản lý dự án...Một số dự án nhà thầu chính ký hợp đồng với nhà thầu phụ không đủ năng lực. Nhiều nhà thầu thuê mướn nhân công là nông dân làm nông nghiệp trình độ tay nghề của công nhân không cao làm giảm năng suất, chất lượng lao động; một số giải pháp thi công được đề ra mang tính thủ công cao, hiệu quả thấp trong khi chủ đầu tư không đưa ra yêu cầu chặt chẽ về năng lực thực hiện dự án dẫn tới tiến độ dự án bị chậm lại.

- Các nhà thầu còn có tư tưởng trông chờ vào nguồn vốn ngân sách. Nhiều nhà thầu có năng lực về tài chính hạn chế có hiện tượng thi công cầm chừng để đợi vốn. Hoặc có nhà thầu chỉ làm hết khối lượng tương ứng với khối lượng vốn ứng mà không tự bỏ vốn để hoàn thành công trình, dẫn tới thời gian thực hiện kéo dài hơn rất nhiều so với hợp đồng thi công.

- Chủ sử dụng công trình thiếu ý thức trách nhiệm trong bảo trì công trình. Hầu hết các công trình đã đưa vào sử dụng, sau một thời gian có xảy ra hư hỏng nhưng chủ sử dụng không báo cáo lên chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền dẫn đến nhiều công trình đã hư hại rất nhiều phải nâng cấp, đầu tư mới rất lãng phí ngân sách nhà nước.

Các nguyên nhân trên là những nhân tố tác động tới chất lượng quản lý hoạt động đầu tư phát triển. Có nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả trực tiếp nhưng cũng có những nguyên nhân ảnh hưởng một cách gián tiếp. Nhận rõ, phân loại nguyên nhân để có biện pháp quản lý hiệu quả, khắc phục những tồn tại hạn chế là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư. Do đó, UBND thị xã cần thiết phải có sự nhìn nhận nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan để thay đổi, cải cách tư duy, hành động để thực hiện quản lý dự án hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w