Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 79 - 80)

- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân

* Đối với công tác quản lý khối lượng, quản lý tiến độ thi công

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế

- Chất lượng công tác lập quy hoạch còn hạn chế. Có nhiều quy hoạch đã cũ, lạc hậu. Các quy hoạch mới được lập thiếu tính dự báo, một số quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần. Nhiều dự án thực hiện sai quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích. Việc điều chỉnh quy hoạch tương đối dễ dàng, chú trọng cho mục đích trước mắt chưa tập trung vào mục tiêu dài hạn. Đây có thể là một rào cản, gây ra những khó khăn trong tương lai.

- Xác định quan điểm phải đầu tư nhiều vào hạ tầng là nguyên nhân dẫn đến áp lực cho ngân sách thị xã. Trong thời gian ngắn, trên địa bàn thị xã có hàng trăm công trình với nhiều lĩnh vực khác nhau, thể hiện “tham vọng” hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống của thị xã. Thời gian đầu, ảnh hưởng của quan điểm này có tác động thu hút rất nhiều nhà đầu tư, nhưng về sau, với số nợ khá lớn so với nguồn thu được từ ngân sách địa phương, việc trả nợ đúng hạn cho nhà thầu thi công là một khó khăn đối với thị xã. Đồng thời cũng tạo ra gánh nặng cho nhà thầu trong việc huy động vốn để thi công.

- Một số công trình phải kéo dài do không đủ vốn bố trí đầu tư, làm chậm tiến độ thi công do số lượng công trình quá nhiều so với nguồn lực có thể huy động, đầu tư dàn trải làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, vừa gây ra sự lãng phí về ngân sách.

- Việc quản lý hồ sơ trong hoạt động đầu tư còn thiếu chặt chẽ: Chưa tuân thủ quy định về hình thức, nội dung hồ sơ. Đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật còn chưa đảm bảo, chưa phản ánh tính khoa học về các nội dung của dự án; số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác; nhiều báo cáo còn sao chép lẫn nhau nhưng vẫn được chấp nhận để ra quyết định đầu tư. Các hồ sơ năng lực nhà thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ yêu cầu không đảm bảo tính hợp pháp. Một số nhà thầu chưa đủ năng lực nhưng vẫn

được lựa chọn.

-Chất lượng thi công một số công trình chưa đảm bảo, đặc biệt là các công trình khắc phục bão lũ: như sữa chửa, nâng cấp kênh mương, cầu cống sạt lở do mưa bão; Một số công trình có hiện tượng hư hỏng trong thời gian ngắn.

- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án còn có nhiều bất cập. Tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm; còn có hiện tượng đền bù giải phóng mặt bằng đối với các lô đất chưa thực hiện dự án. Việc quản lý công tác lập hồ sơ, phương án đền bù lập chưa có chất lượng, còn có nhiều sai sót, có biểu hiện làm khống, không căn cứ vào khối lượng thực tế. Chất lượng thẩm định phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng còn mang tính chiếu lệ. Khi kiểm tra, thanh tra bồi thường giải phóng mặt bằng phát hiện ra nhiều sai sót.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: Hàng năm, thị xã chưa đặt trọng tâm vào công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư. Chương trình thanh tra của UBND thị xã còn ít nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác kiểm tra hoạt động đấu thầu chưa được kiểm tra thường xuyên. Chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao, chưa phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển.

- Công tác quyết toán: Chưa đôn đốc được các chủ đầu tư thực hiện chế độ quyết toán đúng quy định, nhiều chủ đầu tư quyết toán chậm; một số chủ đầu tư chưa chủ động quyết toán dự án hoàn thành.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 79 - 80)