Nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân xuất phát từ cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 82 - 84)

- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân

* Đối với công tác quản lý khối lượng, quản lý tiến độ thi công

3.3.4.1 Nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân xuất phát từ cơ chế quản lý

từ cơ chế quản lý

Mặc dù là thị xã trẻ, diện tích nhỏ nhưng có lợi thế về tiềm năng du lịch nên được sự ưu đãi về nhiều mặt. Cụ thể:

- Có sự quan tâm ưu đãi về nguồn vốn đầu tư của các cấp trong việc đầu tư phát triển cho thị xã. Thị xã được các cấp từ Trung ương, Tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư hàng năm với khối lượng tương đối lớn nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch theo Quyết định 113/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải trung bộ đến năm 2010. Do đó, hệ thống hạ tầng được hình thành khá đồng bộ, có bước phát triển nhanh.

- Là địa phương có vị trí thuận lợi phát triển du lịch, gần thành phố Vinh cho nên thị trường bất động sản tương đối sôi động. Hàng năm, thị xã huy động được nguồn thu từ tiền sử dụng đất tương đối lơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hạn chế của công tác quản lý.

- Cơ chế quản lý có nhiều bất cập. Cơ chế “xin- cho” đã tạo ra tâm lý cho các cấp, chủ đầu tư tư tưởng trông chờ vào ngân sách cấp trên. Nhiều dự án không có vốn nhưng tiến hành triển khai, đợi khi cấp trên cấp vốn về lại tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung trong thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, điều hành của UBND.

- Nguồn thu ngân sách thị xã có thể đảm nhận thực hiện chi đầu tư phát triển hàng năm không đủ so với nhu cầu phát triển của thị xã. Là một thị xã trẻ, mới được tách ra từ huyện Nghi Lộc, có quy mô dân số, diện tích tự nhiên nhỏ cho nên nguồn thu ngân sách hàng năm từ các loại thuế, phí có quy mô bé. Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh phân bổ theo định mức. So với các huyện ở trong tỉnh, Cửa Lò sẽ không có lợi thế nhận hỗ trợ nhiều về vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu và kinh tế khu vực, năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về mục tiêu kiềm chế lạm phát. Theo đó, năm 2011, UBND thị xã hạn chế bố trí ứng trước vốn đầu tư, cắt giảm vốn đầu tư vào các công trình xây dựng mới. Trong tình hình như vậy, nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương cũng điều tiết giảm, dẫn đến, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng khó khăn hơn.

- Phương pháp lập kế hoạch nguồn vốn ngân sách còn nhiều bất cập, chưa giải quyết được vấn đề cân đối nguồn vốn. Việc ước lượng nhu cầu vốn cho từng công trình cũng không chính xác; khả năng dự đoán nguồn thu ngân sách hàng năm không hợp lý (thực tế luôn thu cao hơn rất nhiều so với dự toán đầu năm), dẫn đến kế hoạch phân bổ nguồn vốn không chính xác, gây ra sự thiếu chủ động trong cấp phát vốn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hoàn ứng vốn của công trình.

- Công tác quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng còn có nhiều bất cập. Nguyên nhân cơ bản là do cơ chế đền bù chưa thỏa đáng với mong muốn của người dân. Cơ chế sử dụng đền bù theo khung giá của nhà nước theo quy định hiện tại làm cho người dân bị thiệt hơn giá thị trường nhiều lần, đặc biệt là đối với đất phi nông nghiệp là đất ở. Đây là lý do khiến người dân chậm bàn giao đất, gây cản trở tiến độ giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w