- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ
3.1.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Đây là ngành có mức tăng trưởng cao trong nhóm ngành kinh tế: Tổng giá trị sản xuất đã tăng từ 404,0 tỷ đồng năm 2007 lên 922,0 tỷ đồng năm 2011. Trong đó, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch giữ vai trò chủ yếu, tỷ trọng những ngành này chiếm 61,9% trong cơ cấu ngành kinh tế. Các loại dịch vụ du lịch, thương mại và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền phục vụ nghề cá cũng là điểm sáng trong ngành. Số lượng các sở hoạt động dịch vụ, du lịch tăng nhanh từ 1.884 cơ sở năm 2007 lên 2.327 cơ sở năm 2011. Số lượng khách sạn tăng mạnh từ 211 cơ sở năm 2007 lên 283 cơ sở năm 2011 có khả năng phục vụ 32.000 khách lưu trú/ ngày đêm. Các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng phát triển tương đối nhanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nhu cầu sử dụng. Lực lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ cũng tăng nhanh đặc biết là ngành thương mại, du lịch.
Tuy nhiên, ngành dịch vụ tại thị xã chưa phát triển đồng bộ, chưa có tính chuyên sâu cao. Sản phẩm chủ yếu là cung cấp dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, với hình thức chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đa đạng của khách hàng. Mặt khác, hệ thống thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ du lịch như vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm chưa tập trung đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của khách du lịch có nhu cầu lưu trú dài ngày; các dịch vụ về ngành công nghiệp, sửa chữa chưa phát triển theo chiều sâu.