Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 25)

luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Chi đầu tư phát triển gắn với nhiệm vụ cụ thể kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Kế hoạch có ý nghĩa quyết định tới mức độ và thứ tự ưu tiên chi ngân sách. Chi đầu tư phải tuân thủ yêu cầu do kế hoạch đề ra. Do đó, chi đầu tư phát triền từ ngân sách nhà nước phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ khác nhau.

Thứ tư, chi đầu tư phát triển có quan hệ chặt chẽ với chi thường xuyên. Sự phối hợp giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên là cơ sở để bố trí nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình. Nếu không phối hợp đồng bộ sẽ dẫn tới giảm hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản đầu tư.

2.1.2.3 Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước sách nhà nước

Đầu tư phát triển làm tăng năng lực không chỉ cho chủ thể đầu tư mà còn làm tăng năng lực chung cho toàn xã hội. Hoạt động đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng trên góc độ vĩ mô và góc độ vi mô.

Trên góc độ vĩ mô, đầu tư phát triển có tác động tới nền kinh tế quốc dân.

Thứ nhất, đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế. Theo các lý thuyết kinh tế từ cổ điển đến hiện đại, việc gia tăng vốn đầu tư làm tăng tốc độ phát triển kinh tế. Mức gia tăng sản lượng tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng vốn đầu tư. Khi lượng vốn đầu tư tăng, tổng sản phẩm xã hội tăng và ngược lại. Do đó, khi nhà nước tăng chi đầu tư phát triển có tác dụng kích thích nền kinh tế. Thực tế, trong những năm qua, kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng liên tục tăng là do tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong nền kinh tế.

Thứ hai, đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tác động này thông qua chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư, bằng các biện pháp như can thiệp vào chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế đầu tư. Lượng vốn phân bổ trong mỗi ngành khác nhau tạo ra sự chuyển dịch trong từng ngành

làm thay đổi cơ cấu từng ngành và cơ cấu chung. Thực tế, khi nhà nước tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch tổng thể…sẽ tăng cường năng lực hoạt động cho các nhóm ngành, tạo điều kiện, thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển.

Thứ ba, đầu tư phát triển làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước. Thông qua các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn FDI, sẽ học tập được các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hơn quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất hiện tại. Đây là yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm chi phí trong việc hình thành phương thức sản xuất mới mà bớt tốn kém chi phí nghiên cứu, đào tạo.

Thứ tư, đầu tư phát triển tác động đến tổng cung, tổng cầu nền kinh tế. Đầu tư có tác động đến tổng cung, tổng cầu, ảnh hưởng đến sản lượng tiềm năng, mức giá sản phẩm. Do đầu tư là một bộ phận của chi tiêu chính phủ - một bộ phận của hàm tổng cầu cho nên, đầu tư phát triển cũng là một bộ phận của tổng cầu. Khi quy mô đầu tư phát triển tăng lên, trong ngắn hạn, quy mô tổng cầu cũng tăng lên, làm cho sản lượng tiềm năng, giá cả sản xuất tăng lên. Mặt khác, khi kết quả đầu tư được phát huy, năng lực sản xuất gia tăng – tổng cung gia tăng, làm cho mức cân bằng của sản lượng tiềm năng tăng lên, mức giá giảm xuống, điều này có tác dụng kích thích tiêu dùng, phát triển kinh tế.

Trên góc độ vi mô, đầu tư phát triển trong từng tổ chức là hoạt động đầu tư phát triển mới hoặc đầu tư bổ sung, sữa chữa lớn tài sản. Hoạt động đầu tư tại các tổ chức có tác dụng làm tăng số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, giúp cho tổ chức tăng năng lực hoạt động

Như vậy, hoạt động đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trên góc độ vĩ mô và vi mô, có tác dụng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật chung, nhằm duy trì tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới. Do đó, tiến hành hoạt động đầu tư phát triển là cần thiết nhằm gia tăng năng lực toàn nền kinh tế, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mỗi địa phương, quốc gia.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 25)