Khái niệm quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước ở cấp thị xã

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 27 - 28)

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP THỊ XÃ

2.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước ở cấp thị xã ngân sách nhà nước ở cấp thị xã

Quản lý được hiểu là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý”.[21, Tr.25]. Hoạt động quản lý được xác định khi có đầy đủ các yếu tố chủ thể, đối tượng quản lý, khách thể quản lý.

Quản lý hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, là sự tác động của nhà nước lên các vùng, ngành, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư. Hoạt động quản lý là quá trình thực hiện đồng bộ các nội dung: ban hành các văn bản điều hành, quản lý; quản lý theo quy hoạch, kế hoạch; tổ chức triển khai các hoạt động về đầu tư; thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư; quản lý các dịch vụ công về đầu tư.

Quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách là hoạt động quản lý hoạt động đầu tư có phạm vi quản lý giới hạn trong việc ra quyết định liên quan đến việc sử dụng vốn ngân sách. Trong đó, vốn ngân sách đầu tư phát triển bao gồm: Vốn xây dựng cơ bản các hạng mục công trình; vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước; vốn đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động khác.

Chủ thể thực hiện quản lý hoạt động đầu tư phát triển là cơ quan công quyền ở các cấp. Ở cấp trung ương là Chính phủ, các Bộ, ban, ngành; ở cấp địa phương là UBND các cấp và các sở, phòng, ban tham mưu. Trách nhiệm của cơ quan quản lý hoạt động đầu tư phát triển là định hướng chiến lược, quy hoạch; lập kế hoạch; phân bổ nguồn vốn; kiểm tra, giám sát; đề xuất, kiến nghị các giải pháp tổ chức thực hiện để công tác quản lý ngân sách nhà nước vào hoạt động đầu tư phát triển được hoàn thiện, sử dụng có hiệu quả ngân sách, tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Tại cấp thị xã, chi đầu tư phát triển do UBND thị xã quản lý bao gồm 2 nội dung cơ bản, chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi ngân sách:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn. Các công trình này nhằm đảm bảo kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân, bao gồm các loại công trình công cộng, công trình giao thông, công trình thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khác, như: đường, kênh mương, công viên, trường học, bệnh viện...

- Chi đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia: Như các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 327...Chương trình này nhằm hỗ trợ thực thi chính sách, tạo công bằng xã hội.

Như vậy, quản lý chi đầu tư phát triển ở cấp thị xã thực chất là việc UBND thị xã tổ chức bộ máy để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách địa phương, ngân sách cấp trên phân bổ theo các chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 (Trang 27 - 28)