- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân
* Đối với công tác quản lý khối lượng, quản lý tiến độ thi công
3.3.4.2 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ năng lực quản lý của UBND thị xã
thị xã
Về những kết quả đạt được trong thời gian qua, UBND thị xã đã có những đóng góp tích cực:
- Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, của Tỉnh trong hỗ trợ nguồn vốn đầu tư. Tăng cường kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân, vốn ODA, các tổ chức phi chính phủ. Giai đoạn 2007-2011, thị xã huy động được một lượng vốn tương đối lớn từ ngân sách cấp trên. Đồng thời, cũng kêu gọi được đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào các hạng mục đầu tư quan trọng.
- Xác định nhu cầu vốn là rất lớn, lượng vốn hỗ trợ từ trung ương, tỉnh hạn chế, do vậy, thị xã đề ra chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư trước mắt bằng cách tăng cường đấu giá đất để phát triển thị trường bất động sản, tăng thu cho ngân sách. Hoạt động này đã tạo ra một nguồn thu đáng kể trong đáp ứng vốn đầu tư xây dựng mới, vốn trả nợ cho các công trình.
- Tuân thủ nghiêm các quy định về chủ trương, chính sách của nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm của các bộ phận tham mưu, đặc biệt là tham mưu về tài chính, kế hoạch. Thường xuyên chủ động có các biện pháp cải cách hành chính khá
hiệu quả. Do đó, chất lượng thủ tục trong quá trình đầu tư đã được nâng lên đáng kể. Trong đó, bộ phận thẩm định dự án đã phát huy được trách nhiệm, năng lực, cắt giảm được những chi phí không hợp lý để chuẩn bị thực hiện dự án.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân gây ra tồn tại hạn chế: - Cho chủ trương dàn trải là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng kéo dài thời gian thực hiện dự án. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, dự án đầu tư dở dang lại khá nhiều, định mức cấp phát vốn cho một công trình giảm xuống, tỷ lệ nghịch với số lượng dự án. Điều này tất yếu dẫn tới chậm tiến độ, thanh toán thiếu khối lượng, nợ nhà thầu. Đồng thời, một số dự án “trọng tâm, trọng điểm” của thị xã không đủ vốn thực hiện đầu tư.
- Sự phối hợp của một số bộ phận chuyên môn chưa nhuần nhuyễn. Việc tham gia quản lý của một số bộ phận còn chưa đảm bảo được yêu cầu. Một số bộ phận còn thể hiện sự quan liêu, thiếu trách nhiệm, nhất là các dự án liên quan đến nhiều phòng ban.
- Trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc của người đứng đầu trong công tác quản lý hoạt động đầu tư còn chưa thường xuyên, liên tục. Bộ phận phụ trách hoạt động đầu tư còn phó thác hoàn toàn cho Ban Quản lý dự án thị xã. Trong nhiều trường hợp có sai phạm, UBND thị xã chưa có biện pháp kiên quyết, giải quyết dứt điểm các nhà thầu thi công chậm tiến độ, không hoàn thành tiến độ mà không có lý do chính đáng.