Sự cần thiết phải quản lý xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 27)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hoạt động có vai trò hết sức to lớn trong tiến trình phát triển của các quốc gia, do vậy nó đòi hỏi phải có sự quan tâm và quản lý của nhà nƣớc và toàn xã hội. Quản lý xuất khẩu lao động là rất cần thiết bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do hoạt động này đem lại lợi ích rất lớn cho quốc gia và toàn xã hội. Nhƣ đã phân tích ở trên xuất khẩu lao động không chỉ đem lại lợi ích cho ngƣời lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động mà còn mang lại những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nhà nƣớc và toàn xã hội. Chính vì hoạt động này mang lại nhiều lợi ích nhƣ vậy nên không có thể tránh khỏi có những trƣờng hợp lợi dụng tƣ tƣởng hám lợi của ngƣời dân để lừa đảo, chuộc lợi bất chính. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động và hiệu quả thực sự của hoạt động xuất khẩu lao động thì việc đứng ra quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc và của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là điều tất yếu cần có.

Cũng xuất phát từ lợi ích to lớn của xuất khẩu lao động mang lại mà nảy sinh sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động này. Không chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, giữa những ngƣời lao động mà còn cả giữa các quốc gia với nhau. Sự cạnh tranh này mang tính chất rất phức tạp, bởi vậy để đảm bảo cho quá trình cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng lành mạnh và thực sự công bằng thì không thể thiếu sự quản lý xuất khẩu lao động.

Một nguyên nhân nữa làm cho việc quản lý xuất khẩu lao động trở nên cần thiết đó là do những tranh chấp và vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động xảy ra. Vấn đề tranh chấp và sự cố trong quan hệ lao động là rất khó có thể tránh khỏi nên trong hoạt động xuất khẩu lao động việc xảy ra tranh chấp và vi phạm là điều cần phải tính đến. Tranh chấp và sự cố trong quan hệ lao động ở trong nƣớc bình thƣờng đã là vấn đề khó giải quyết rồi song nếu nó xảy ra trong hoạt động xuất khẩu lao động thì lại càng khó khăn hơn do nó có thêm yếu tố nƣớc ngoài. Sự khác biệt về pháp luật, văn hoá, phong tục tập quán,... giữa các quốc gia lại càng làm cho việc giải quyết trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhiều lần nhƣng nếu có sự quản lý chặt chẽ thì sẽ hạn chế đƣợc rất nhiều những vi phạm và tranh chấp trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đƣa lao động đi xuất khẩu sẽ là đƣa đến quốc gia đó một khối lƣợng dân cƣ khác biệt họ về môi trƣờng sống, khí hậu, ngôn ngữ, tôn giáo,... do vậy sẽ tạo ra một sự xáo trộn lớn cho xã hội của nƣớc tiếp nhận lao động do đó yêu cầu các nƣớc này phải có sự quản lý chặt chẽ đối với hoạt động quản lý lao động này. Hơn nữa khi số lao động này trở về nƣớc thì vấn đề phức tạp nhất là giải quyết việc làm cho họ, do đó cần phải có hệ thống quản lý chặt chẽ từ các cơ quan Nhà nƣớc.

Xuất khẩu lao động nhƣ đã phân tích ở trên mang tính xã hội rất cao do đó vấn đề do nó gây ra cho xã hội là rất phức tạp, yêu cầu cần phải có sự quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc đối với hoạt động này. Khi có xuất khẩu lao động, thu nhập của một số lƣợng dân cƣ tăng lên, những ngƣời thân của lao động đi xuất khẩu ở trong nƣớc không vất vả gì mà có đƣợc một khoản tiền lớn, đây là nguyên nhân gây ra một số hiện tƣợng xã hội phức tạp nhƣ đua đòi, ăn tiêu trác táng,…tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Chính điều này làm cho việc quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động trở lên rất quan trọng đối với các nƣớc có lao động đi xuất khẩu.

Còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa khiến cho việc quản lý xuất khẩu lao động trở lên cần thiết, trên đây chỉ là một vài những nguyên nhân chủ yếu mà ngƣời viết muốn nêu lên. Quản lý lao động là cần thiết đối với các quốc gia có lao động đi xuất khẩu và càng cần thiết hơn nữa đối với một đất nƣớc mà trình độ quản lý còn hạn chế nhƣ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)