Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động

1.2.4.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động

Lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tƣơng lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ. Chúng ta biết rằng quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát. Chúng ta có thể hình dung là lập kế hoạch bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi đồ sộ, rồi từ đó mọc lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trên ý nghĩa này, lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yếu đối với nhà quản lý.

Quản lý xuất khẩu lao động cũng là một quá trình quản lý, do đó việc lập kế hoạch xuất khẩu lao động cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động.

Quá trình lập kế hoạch quản lý xuất khẩu lao động bao gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1- Nghiên cứu và dự báo.

Bất cứ một quá trình lập kế hoạch quản lý nào đều phải bắt đầu bằng việc nghiên cứu và dự báo. Qua nghiên cứu và dự báo mà các nhà quản lý nhận thức đƣợc về môi trƣờng xuất khẩu lao động, thị trƣờng các nƣớc, sự cạnh tranh vv… để đƣa ra đƣợc kế hoạch cụ thể. Đối với hoạt động quản lý xuất khẩu lao động thì việc nghiên cứu và dự báo đặt ra yêu cầu là phải hiểu đƣợc hoạt động xuất khẩu lao động đang trong tình trạng nhƣ thế nào ? Có những đối thủ cạnh tranh nào cùng hoạt động với nƣớc ta ? Tiềm năng và khả năng tiếp cận thị trƣờng ra sao ? Thế mạnh của nƣớc ta, thế mạnh của họ, khuyết điểm của ta, khuyết điểm của họ…Việc nghiên cứu và dự báo phải dựa trên những kết quả thực tế, chuẩn xác nhằm đảm bảo tính thực tế và khả thi của kế hoạch.

Bƣớc 2 - Thiết lập các mục tiêu.

Để đƣa ra đƣợc một kế hoạch thì không thể thiếu đƣợc các mục tiêu cần đạt đƣợc của một quá trình quản lý. Cần nhận thức rõ các mục tiêu phải phù hợp không đƣợc quá cao xa, cũng không nên đặt ra mục tiêu quá thấp để dễ dàng đạt đƣợc. Cũng cần phải xác định những mục tiêu nào là mục tiêu chủ yếu, mục tiêu cốt lõi của quá trình quản lý. Đối với hoạt động quản lý xuất khẩu lao động mục tiêu chủ yếu là làm sao cho hoạt động xuất khẩu lao động thực sự hiệu quả.

Bƣớc 3- Phát triển các tiền đề.

Từ các dự báo, các nghiên cứu đã thu thập đƣợc từ bƣớc một chúng ta sẽ phát triển lên thành các tiền đề. Tiền đề lập kế hoạch có thể coi nhƣ là các giả thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Đối với hoạt động quản lý xuất khẩu lao động thì các tiền đề lập kế hoạch có thể là địa bàn tuyển dụng, địa bàn xuất khẩu, mức lƣơng bình quân, loại công việc, các chi phí cần thiết,…Tuy nhiên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không phải bất cứ một vấn đề gì có liên quan đều trở thành tiền đề cho quá trình lập kế hoạch đƣợc mà đòi hỏi phải có sự chắt lọc sao cho phù hợp, đó phải là các giả thiết có tính cấp thiết, chiến lƣợc cho việc lập ra một kế hoạch cụ thể.

Bƣớc 4 - Xây dựng các phƣơng án.

Để quá trình quản lý đạt hiệu quả cao thì việc lập ra một kế hoạch xuất khẩu lao động tốt là điều kiện cần thiết song để có đƣợc một kế hoạch hoàn hảo thì cần phải đƣa ra các phƣơng án hành động để phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn. Các phƣơng án phải có triển vọng và mang tính khả thi chứ không thể là một phƣơng án chung chung, xa vời, khó có thể thực hiện.

Bƣớc 5 - Đánh giá các phƣơng án.

Đây là bƣớc quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một kế hoạch đƣợc lập ra. Các phƣơng án đã đƣợc đƣa ra phải đƣợc đem ra so sánh, cân nhắc một cách kỹ lƣỡng và khoa học. Tiêu chuẩn để đánh giá phải dựa vào các mục tiêu và các tiền đề của kế hoạch đã đƣợc xác định từ các bƣớc trƣớc để từ đó tìm ra đƣợc những phƣơng án tối ƣu nhất.

Bƣớc 6 - Lựa chọn phƣơng án và ra quyết định.

Sau khi đem các phƣơng án đặt lên bàn cân để cân nhắc, các nhà quản lý sẽ chọn phƣơng án tốt nhất để đƣa vào xây dựng kế hoạch. Bản kế hoạch có trƣớc sẽ xây dựng sẵn những phƣơng án cụ thể đƣợc cho là tốt nhất cùng những dự tính về nhân lực, tài chính,…cho các phƣơng án đã đƣợc chọn lựa. Sau khi xây dựng xong bản kế hoạch, các nhà quản lý cần xây dựng thêm các bản kế hoạch phụ trợ để hỗ trợ cho bản kế hoạch chính.

Bản kế hoạch xuất khẩu lao động đƣợc hoàn thành cũng là lúc nhà quản lý tiến hành thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trong thực tế, hoạt động xuất khẩu lao động thƣờng có hai loại kế hoạch tồn tại phổ biến đó là kế hoạch tự xây dựng và kế hoạch do cấp trên rót xuống. Loại kế hoạch thứ hai thƣờng tồn tại trong hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc, đó có thể là các chỉ tiêu do Trung ƣơng dành cho tỉnh hay từ tỉnh rót xuống huyện, …Loại kế hoạch này cũng có thể đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con hay những doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn, kế hoạch loại này do công ty mẹ hoặc trụ sở chính xây dựng đặt ra cho các công ty con, các chi nhánh ở các địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình thức kế hoạch thứ nhất thƣờng đƣợc dùng trong các tổ chức xuất khẩu lao động có quy mô vừa và nhỏ hay các chi nhánh, các công ty con tự xây dựng cho mình.

1.2.4.2. Tuyểnmộ,tuyểnchọnlaođộngxuấtkhẩu

Căn cứ để tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động đƣợc Chính phủ quy định cụ thể tại Nghịđịnh126/2007/NĐ-CP, trong đó cần chú ý những điểm sau:

- Đơn vị xuất khẩu lao động là đơn vị trực tiếp tiến hành việc tuyển chọn lao động xuất khẩu, không đƣợc uỷ quyền qua trung gian, môi giới và ngƣời lao động không phải nộp một khoản lệ phí nào cho hoạt động tuyển chọn này.

- Đơn vị phải xuất trình giấy phép hoạt động khi tuyển chọn lao động ở địa bàn khác. Đơn vị phải dành khoảng 10% số lƣợng lao động đƣợc tuyển cho các đối tƣợng thuộc diện ƣu tiên.

- Không đƣợc tuyển lao động Việt Nam đi làm những ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cấm.

- Việc tuyển chọn phải đƣợc thông báo công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các vấn đề liên quan nhƣ: Ngày giờ nhận hồ sơ, ngày giờ tuyển dụng, các tiêu chuẩn đặt ra,…cần phải đƣợc thông báo công khai cho ngƣời lao động nắm đƣợc.

- Đơn vị đƣa lao động đi xuất khẩu phải kết hợp với bệnh viện tiến hành kiểm tra sức khỏe cho ngƣời lao động và chỉ đƣợc phép tuyển chọn những lao động có đầy đủ sức khoẻ.

Hồ sơ tuyển chọn bao gồm: Đơn tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài (bao gồm cả bản cam kết của cá nhân và gia đình); sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi lao động cƣ trú hoặc đơn vị, cơ quan làm việc của ngƣời lao động; giấy chứng nhận sức khoẻ. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nƣớc ngoài.

Đối tƣợng tuyển chọn gồm các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có đủ các điều kiện dƣới đây:

- Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, chấp hành pháp luật một cách đầy đủ, hoàn toàn tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngoại ngữ của bên nƣớc ngoài.

- Không thuộc các đối tƣợng không đƣợc phép đi lao động tại nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

Sau khi đã có đƣợc những thông tin về các quy định của Nhà nƣớc đối với công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cũng nhƣ những đặc điểm của nguồn lao động tại địa bàn tuyển chọn, đơn vị xuất khẩu lao động sẽ căn cứ vào kế hoạch xuất khẩu lao động đã đƣợc lập và những tiêu chuẩn tuyển chọn của mình mà tiến hành tổ chức thực hiện việc tuyển mộ, tuyển chọn lao động. Có rất nhiều hình thức tuyển chọn, trong đó hình thức mới nhất đƣợc áp dụng là mô hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền cơ sở với các đơn vị xuất khẩu lao động trong việc tuyển chọn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Mô hình này có ƣu điểm là tăng cƣờng đƣợc vai trò quản lý Nhà nƣớc tại các địa phƣơng đối với công tác xuất khẩu lao động, hạn chế đƣợc những tiêu cực từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhƣ: lừa đảo, cò mồi, trục lợi bất chính,…

Một hình thức nữa cũng đƣợc sử dụng rộng rãi đó là hình thức tuyển chọn thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm do Sở Lao động - TB và XH quản lý. Đơn vị xuất khẩu lao động cũng có thể tuyển chọn lao động trực tiếp tại công ty song hình thức này không những làm tăng thêm chi phí cho ngƣời lao động mà còn không thể hạn chế đƣợc các hiện tƣợng tiêu cực. Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác nhƣ: Tuyển chọn tại các cơ sở làm việc, tại các làng nghề, tại các trƣờng,…Mỗi một hình thức đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng tuỳ theo điều kiện và nhu cầu tuyển dụng mà các đơn vị xuất khẩu lao động tự lựa chọn hình thức nào cho phù hợp.

Sau khi tuyển chọn đƣợc số lƣợng lao động cần thiết theo kế hoạch, đơn vị xuất khẩu lao động phải tiếp tục tổ chức việc đào tạo - bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời lao động.

1.2.4.3. Quản về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trướckhiđilàmviệcởnướcngoài

Theo Chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định:

Việc bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động nhằm trang bị những hiểu biết cần thiết về pháp luật Việt Nam, pháp luật cũng nhƣ phong tục tập quán, nếp sống, sinh hoạt và làm việc của nƣớc tiếp nhận lao động để ngƣời lao động nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống và làm việc ở nƣớc ngoài. Ngƣời lao động đƣợc rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống hành vi ứng xử theo pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp, góp phần nâng cao chất lƣợng và uy tín của ngƣời lao động Việt Nam trên thị trƣờng lao động quốc tế

Chính vì vậy việc bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động phải dành đƣợc sự quan tâm và quản lý chặt chẽ không chỉ của các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà còn của cả các cơ sở đào tạo, Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, Trung tâm Lao động ngoài nƣớc, Tổng cục dạy nghề, các Bộ, ngành, địa phƣơng,…Trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan đơn vị trên đều đƣợc quy định rõ trong Quy định vềtổ chứcbộ máy hoạtđộng đưangườilao động đi làmviệc nước ngoài bộ máychuyên trách để bồi dưỡng kiếnthức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc nước ngoài (Ban hành theo Quyết định số 19/2007/QĐ- BLĐTBXH). Đơn vị, doanh nghiệp đƣa lao động đi xuất khẩu lao động phải ký kết một hợp đồng đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài với cơ sở đào tạo theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này. Cuối khoá học, cơ sở đào tạo phải tổ chức cho lao động thi sát hạch, những ngƣời đạt sẽ đƣợc cấp chứng chỉ theo mẫu ban hành kèm theo Quy định.

1.2.4.4. Quảnlýhợpđồnglaođộng

Để quản lý lao động xuất khẩu, việc đầu tiên cần làm là quản lý hợp đồng lao động, bởi đây là căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động. Trong hoạt động xuất khẩu lao động có ba loại hợp đồng:

- Thứ nhất là hợp đồng cung ứng lao động ký kết giữa bên doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam với bên sử dụng lao động nƣớc ngoài. Mẫu hợp đồng đƣợc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định, tuỳ theo từng loại hình lao động và nƣớc tiếp nhận lao động mà hợp đồng có thêm những điều khoản cần thiết khác song vẫn phải đảm bảo những quy định chung về hợp đồng lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động và ngƣời lao động.

- Loại hợp đồng thứ ba là hợp đồng ký kết trực tiếp giữa chủ sử dụng lao động với ngƣời lao động. Loại hợp đồng này Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội không ban hành mẫu quy định mà do chủ sử dụng lao động đề xuất, tuy nhiên phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định về hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hợp đồng phải có những nội dung cơ bản sau: Số lƣợng lao động; ngành nghề; nơi làm việc; thời gian làm việc, nghỉ ngơi; tiền lƣơng, thƣởng, làm thêm giờ; điều kiện làm việc và sinh hoạt; các chi phí: ăn, ở, đi lại; Bảo hiểm xã hội; Bảo hộ lao động; Các loại phí: dịch vụ, đào tạo, tuyển chọn; trách nhiệm xử lý khi tranh chấp hoặc sự cố đặc biệt xảy ra trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động phải có trách nhiệm đăng ký hợp đồng với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục đăng ký hợp đồng.

1.2.4.5. Quản về tiền môi giới tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao độngViệt Namđilàmviệcởnướcngoàitheohợpđồng

Tại Thông tƣ liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/9/2007 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đƣa lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, quy định nhƣ sau:

Theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Bộ Tài chính thì doanh nghiệp chỉ đƣợc thu tiền môi giới và tiền dịch vụ sau khi ký hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với ngƣời lao động và ngƣời lao động đƣợc phía nƣớc ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa.

- Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.

+ Mức trần tiền môi giới cho các thị trƣờng không vƣợt quá một tháng lƣơng/ngƣời lao động cho một năm hợp đồng.

+ Trƣờng hợp do yêu cầu của thị trƣờng đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quyết định cụ thể mức tiền môi giới cho phù hợp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)