Quan điểm và mục tiêu nâng cao quản lý hoạt động xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 110)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao quản lý hoạt động xuất khẩu lao động

của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Công tác xuất khẩu lao động đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm thể hiện ở việc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã ban hành Luật số 72/2013/QH11 ngày 19/11/2013 về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo Hợp đồng. Chính phủ, Bộ, Ngành cũng đã ban hành các Nghị định quy định việc thành lập, tuyển dụng, ký quỹ, xử phạt hành vi vi phạm... nhằm thực hiện đúng quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc trong công tác xuất khẩu lao động.

4.1.1. Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xuất khẩu lao động

, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo việc thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho ngƣời đi XKLĐ.

Tỉnh Quảng Ninh luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp phát triển hoạt động đƣa ngƣời dân trong tỉnh đi làm việc ở nƣớc ngoài một cách bền vững. Cùng với các chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ quốc tế với bên ngoài, quản lý hoạt động XKLĐ đã đƣợc tiến hành dựa trên cơ chế thị trƣờng với quy mô lớn. Để tiếp tục hoạt động này ngày càng có hiệu quả tỉnh đã quán triệt các quan điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, xác định XKLĐ là một trong những giải pháp hiệu quả trong giải quyết việc làm và giảm nghèo trên địa bàn; đồng thời, đây cũng là điều kiện tốt để thị trƣờng lao động trên địa bàn tỉnh có cơ hội hội nhập với thị trƣờng lao động quốc tế, từng bƣớc nâng cao trình độ và xây dựng tác phong làm việc khoa học cho ngƣời lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới của tỉnh. Bởi vậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong thời gian tới các ngành chức năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời lao động. Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp XKLĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động có nhu cầu xuất khẩu

Thứ hai, Phải khẳng định sức lao động của công nhân cũng là hàng hóa. Chỉ khi coi sức lao động là hàng hóa thì việc mua bán trao đổi hàng hóa sức lao động mới diễn ra theo các quy luật của thị trƣờng nhƣ: quy luật giá trị, cạnh tranh. Ngƣời lao động muốn đi xuất khẩu cần có ý thức đầu tƣ vào vốn kiến thức tích lũy: học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu pháp luật và tập quán văn hóa của nƣớc sở tại....để đáp ứng yêu cầu của công việc và thích nghi với môi trƣờng làm việc mới.

Thứ ba, Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác xuất khẩu lao động.

Thứ tư, Kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp dịch vụ tuyển lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh (nhƣ kiểm tra hồ sơ pháp lý, các đơn hàng đƣợc Cục quản lý lao động ngoài nƣớc xét duyệt; báo cáo cụ thể việc lao động phải về nƣớc trƣớc thời hạn, lao động bỏ trốn; yêu cầu doanh nghiệp liên hệ với chính quyền địa phƣơng và xuất trình các giấy tờ cần thiết về thủ tục pháp lý và đơn hàng trƣớc khi tuyển lao động; hàng năm tiến hành rà soát để lựa chọn doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đình chỉ hoạt động tuyển của các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không thực hiện các quy định của Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài về chế độ thông tin, báo cáo...).

Thứ năm, Công an tỉnh, Sở y tế tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thủ tục làm hộ chiếu, khám sức khỏe đối với ngƣời lao động đi XKLĐ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)