5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Những bất cập, hạn chế
- Số lƣợng lao động xuất khẩu tuy tăng nhƣng chƣa thoả mãn đƣợc nhu cầu của cả phía ngƣời lao động và phía nƣớc ngoài.
- Năng lực của các đơn vị xuất khẩu lao động vẫn chƣa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu ngày càng gia tăng của các thị trƣờng và cả của những ngƣời lao động trong khi đó không ít những trƣờng hợp lừa đảo, lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để làm việc trái pháp luật nhƣ buôn ngƣời, cƣ trú bất hợp pháp,…vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Lập kế hoạch là quyết định trƣớc xem trong tƣơng lai phải làm gì? Làm nhƣ thế nào? Làm bằng công cụ gì? Khi nào làm và ai làm? Mặc dù chúng ta ít khi tiên đoán chính xác đƣợc tƣơng lai và những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát có thể phá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất đã có, nhƣng nếu không có kế hoạch thì các sự kiện sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên và ta sẽ mất đi khả năng hành động một cách chủ động. Song những kế hoạch đề ra của các doanh nghiệp và cơ quan xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn hạn chế về số lƣợng và mang tính chất chung chung, chƣa thực sự sâu sát với tình hình. Một số kế hoạch xuất khẩu lao động đƣợc xây dựng nhƣng không mang lại lợi ích thực sự của một bản kế hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Việc tuyển mộ, tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhièu hạn chế. Quá trình tuyển chọn nhân lực là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị nhân lực đƣa ra đƣợc các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Cơ sở của quá trình tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã đƣợc đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với ngƣời thực hiện công việc. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này vẫn gặp phải những bất cập. Việc bỏ sót hoặc tuyển chọn sai đối tƣợng vẫn còn, chi phí cho công tác tuyển mộ, tuyển chọn rất lớn mà hiệu quả thì chƣa đạt đƣợc yêu cầu đặt ra,…
- Công tác đào tạo - giáo dục định hƣớng tuy đã đƣợc quan tâm song chất lƣợng của lao động xuất khẩu vẫn chƣa cao. Không chỉ có về mặt trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn cả về mặt tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, ý thức chấp hành luật pháp, chấp hành hợp đồng lao động,…của ngƣời lao động vẫn còn rất kém. Những hiện tƣợng bị trả về nƣớc trƣớc thời hạn do không đáp ứng đƣợc yêu cầu làm việc, vi phạm hợp đồng, đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng, bỏ trốn, cƣ trú bất hợp pháp,…vẫn còn khá phổ biến.
- Công tác quản lý lao động ở nƣớc ngoài còn nhiều hạn chế nên khi có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra ngƣời lao động phải chịu rất nhiều thiệt thòi không đáng có. Đồng thời việc lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của nƣớc sở tại vẫn xảy ra. Đặc biệt là những hiện tƣợng ngƣời lao động bị ép buộc, lạm dụng, … vẫn còn xuất hiện mà chƣa đƣợc xử lý, ngăn chặn kịp thời.
- Thủ tục pháp lý trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rƣờm rà nhƣng lại chƣa chặt chẽ nên bị nhiều đối tƣợng lợi dụng làm thiệt hại cho các doanh nghiệp và bản thân ngƣời lao động.
- Vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động hoàn thành hợp đồng trở về nƣớc vẫn còn là một vấn đề nan giải.
- Và nhiều bất cập khác nữa.