Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4.Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm

gần đây

3.1.4.1. Tình trạng thất nghiệp

Tình trạng thiếu việc làm đƣợc thể hiện ở hai chỉ tiêu chính là tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Ta có số liệu về các chỉ tiêu trên qua các năm nhƣ sau:

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về tình trạng thiếu việc làm qua các năm của tỉnh Quảng Ninh

Năm Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) lao động ở khu vực (%) Tỷ lệ sử dụng thời gian

2012 2,17 79,5

2013 1,73 80

2014 1,85 82,0

(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2012- 2014)

Theo kết quả trên thì chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tiến triển theo chiều hƣớng tích cực. Từ con số thất nghiệp chiếm tỷ lệ 2,17% năm 2012 xuống còn 1,85% năm 2014 đó là một kết quả đáng khích lệ của tỉnh Quảng Ninh. Tỷ lệ thất nghiệp tập trung chủ yếu ở độ tuổi trẻ khoảng 15 đến 24 tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(13,48%), thấp nhất là ở độ tuổi từ 55 -59 tuổi trở lên (6,43%) bởi vì ở độ tuổi này ngƣời lao động đã tƣơng đối ổn định về công ăn, việc làm; còn lứa tuổi thấp từ 15 đến 24 thì phần lớn còn đang học tập tại trƣờng phổ thông, trƣờng dạy nghề, trung học chuyên nghiệp hay cao đẳng, đại học do đó tỷ lệ thất nghiệp tƣơng đối cao, hơn nữa ở lứa tuổi này ngƣời lao động còn rất ít kinh nghiệm làm việc do đó cơ hội tìm việc làm ổn định là rất ít. Tỷ lệ này cho thấy rằng mục tiêu của công tác giải quyết việc làm của tỉnh Quảng Ninh sẽ phải tập trung chủ yếu vào các đối tƣợng trẻ tuổi và đây cũng sẽ là đối tƣợng mà công tác xuất khẩu lao động của tỉnh muốn hƣớng tới. Những đối tƣợng thuộc lứa tuổi này thƣờng có sức khoẻ, trình độ, dễ dàng tiếp thu nghề nghiệp và học ngoại ngữ hơn những đối tƣợng lớn tuổi hơn, mặt khác các nƣớc tiếp nhận lao động thƣờng có quy định và đòi hỏi kỹ lƣỡng về mặt tuổi tác, thƣờng là những lao động trẻ tuổi.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng giống nhƣ tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị biểu hiện mức độ thất nghiệp ở nông thôn. Ở khu vực nông thôn hầu hết là làm nông nghiệp do đó xét theo mức độ có việc làm thì rất khó có thể tính đƣợc tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn do đó ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng thời gian lao động làm chỉ tiêu tính toán và đánh giá tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Điểm khác biệt giữa tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn là: nếu tỷ lệ thất nghiệp càng thấp càng hiệu quả thì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động càng cao thì càng tốt. Tỷ lệ này của tỉnh Quảng Ninh là khoảng 82% (năm 2014), điều đó chứng tỏ lao động ở khu vực nông thôn đã sử dụng hầu hết thời gian trong năm để lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chƣa phải là cao so với yêu cầu của thực tế, trong thời gian tới Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Quảng Ninh cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa để ngƣời nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình với những công việc làm thêm đặc biệt là trong thời gian nông nhàn, điều đó không chỉ nâng cao đƣợc hơn nữa tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn mà còn làm giảm thiểu nhiều hơn tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, nâng cao hơn thu nhập cho nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giúp họ cải thiện đời sống. Theo đó thì việc mở rộng, bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh là một việc làm không thể không coi trọng.

3.1.4.2. Tình hình giải quyết việc làm của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây

Công tác giải quyết việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc. Tại tỉnh Quảng Ninh, công tác này cũng đƣợc đặt ở một vị trí đặc biệt trong chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Kết quả của công tác giải quyết việc làm đƣợc thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dƣới đây là bảng tổng hợp kết quả giải quyết việc làm của tỉnh Quảng Ninh trong ba năm 2012, 2013 và 2014.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.12. Lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2012 - 2014

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh 2013/2012 (%) So sánh 2014/2013 (%) 1. Dân số Ngƣời 1.219.215 1.223.215 1.229.264 100,30% 100,50%

2. Số LĐ tham gia trong nền KT Ngƣời 675.325 706.856 712.653 104,60% 100,80%

3. Tổng số lao động đƣợc tạo việc làm Ngƣời 28.409 21.451 23.497 75,51 109,54

* Chia theo ngành

- Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ

Trong đó xuất khẩu lao động và chuyên gia

Ngƣời Ngƣời Ngƣời Ngƣời 12.100 4.400 11.800 109 6.172 9.715 5.424 140 7.256 8.952 7.107 182 51,01 220,8 45,97 128,44 117,56 92,15 131,03 130 4.

Hoạt động của trung tâm GTVL

- Số trung tâm GTVL trên địa bàn

- Số ngƣời đƣợc tƣ vấn giới thiệu việc làm. - Số ngƣời tìm đƣợc việc làm

- Số ngƣời đƣợc dạy nghề tại các trung tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm Ngƣời Ngƣời Ngƣời 04 24.605 3.099 474 04 31.157 3.417 551 04 34.564 4.156 624 00,0 126,6 110,3 116,2 100,0 110,9 121,6 113,2 5.

Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp

Trong đó:

- Doanh nghiệp nhà nƣớc

- Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - DN ngoài quốc doanh

Ngƣời Ngƣời Ngƣời 303.347 161.669 12.235 130.443 311.966 149.883 59.160 102.923 333.244 161.325 46.356 125.563 102,7 92,7 483,5 78,9 103,0 107,6 78,4 122,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dựa vào những số liệu tổng hợp trên chúng ta có thể nhận xét nhƣ sau:

Khía cạnh mà chúng ta xem xét ở đây là các kết quả thu đƣợc từ công tác giải quyết việc làm và hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm trong tỉnh.

Từ những số liệu cụ thể trong biểu trên chúng ta nhận thấy rằng trong những năm gần đây số việc làm tạo ra trong nền kinh tế tỉnh là ngày một gia tăng song những con số đó vẫn còn rất thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm việc cao của lực lƣợng lao động trong tỉnh. Để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tập trung sử dụng rất nhiều biện pháp nhƣ tạo việc làm qua việc đẩy mạnh đầu tƣ phát triển các làng nghề truyền thông, qua việc tập trung mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên toàn tỉnh,…Trong đó bao gồm cả việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động - một biện pháp hữu hiệu là chủ đề chính của chúng ta trong bài viết này.

Thứ hai là kết quả của công tác tƣ vấn, giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm trong tỉnh. Tính đến thời điểm năm 2014, tỉnh Quảng Ninh có 4 trung tâm giới thiệu việc làm chịu sự quản lý của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, số ngƣời đƣợc tƣ vấn giới thiệu việc làm là 34.564 ngƣời với số ngƣời tìm đƣợc việc làm là 4.156 ngƣời bằng 12% số ngƣời đƣợc tƣ vấn, tăng 3.407 ngƣời so với năm 2013 và tăng 9.959 ngƣời so với năm 2012. Những con số này cho thấy hoạt động dạy nghề của các trung tâm là tƣơng đối hiệu quả song hoạt động tƣ vấn giới thiệu việc làm của các trung tâm lại khá kém hiệu quả do đó yêu cầu các trung tâm trong thời gian tới cần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình là tƣ vấn giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động.

Nói tóm lại, trên đây là những đặc điểm chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý hoạt động này. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Quảng Ninh nhƣ: Văn hoá, phong tục tập quán của địa phƣơng; quan hệ ngoại giao với các nƣớc,…song đây là những yếu tố có tính chất chung của cả nƣớc ta do đó bài viết chỉ tập trung đề cập đến những yếu tố riêng của tỉnh Quảng Ninh mà bạn đọc cần phải biết để hiểu rõ hơn về thực trạng của tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)