5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
1.229.264 (2014 trung bình khoảng 201 /km2
(sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng).
Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn ngƣời trở lên, cƣ trú thành những
).
/km2 h , Tiên Yên…). Dân số Quảng
Ninh là “dân số trẻ”. Tỷ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm hơn 25%, tỷ lệ ngƣời già (trên 60 tuổi đối với nam, 55 đối với nữ) chỉ chiếm 7,1%.
Lao động Quảng Ninh đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, gồm có sử dụng lao động theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế và trong các ngành kinh tế cụ thể.
Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ lao động trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cao hơn thành phần kinh tế quốc doanh. Sử dụng lao động theo khu vực kinh tế với việc ngày càng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông - lâm - ngƣ nghiệp.
Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế cụ thể biểu hiện trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đây là nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm đào tạo về tay nghề chuyên môn, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH- HĐH đất nƣớc. Do vậy, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định dạy nghề là nhiệm vụ chiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm và có chính sách ƣu đãi dạy nghề cho lao động vùng nông thôn.
3.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
b. Tài nguyên rừng
Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn. Rừng để sản xuất, kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lƣợng 4,8 triệu m3 không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chƣa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phƣơng.
c. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội của tỉnh, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nhƣng nổi bật nhất là than đá với trữ lƣợng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 - 40 triệu tấn/năm. Than là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu nhƣ: đá vôi, đất sét, gạch ngói… rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh. Mỏ đá vôi Hoành Bồ trữ lƣợng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng công suất vài triệu tấn/năm. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên có trữ lƣợng 45 triệu tấn có thể khai thác quy mô lớn. Các khoáng sản nhƣ cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng Cái, thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lƣợng cao, điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, ngoài nƣớc và xuất khẩu.
d. Tài nguyên biển
Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngƣ trƣờng khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lƣợng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngoài ra, Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trƣờng thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu.
Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nƣớc sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thành phố Móng Cái, huyện Tiên Yên và huyện Hải Hà.
3.1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quảng Ninh có khả năng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội về mọi mặt: công nghiệp khai khoáng (than, đá...); du lịch với những điểm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc (Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn...); là cửa ngõ lƣu thông hàng hoá qua các cửa khẩu đƣờng bộ, đƣờng biển; hiện có 8.500 doanh nghiệp và trên 23.000 hộ kinh doanh đang hoạt động với các loại hình, lĩnh vực đa dạng nên công tác quản lý thuế nói chung tƣơng đối phức tạp.
Kinh tế duy trì mức tăng trƣởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nƣớc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Năm 2014: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) tăng 8,8%, cao nhất trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc (5,8%), trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành đều đạt kế hoạch đề ra: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 901,2 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ; Công nghiệp và xây dựng đạt 9.329,7 tỷ đồng, tăng 7,5% cùng kỳ; Dịch vụ đạt 8.452,8 tỷ đồng, tăng 11% cùng kỳ. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 3.500 USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 45.638,7 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2013; trong đó: vốn nhà nƣớc đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18.536 tỷ đồng, chiếm 40,6%, tăng 11,6% cùng kỳ; vốn ngoài nhà nƣớc đạt 13.959,8 tỷ đồng, chiếm 30,5%, tăng 5,1% cùng kỳ; vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) đạt 13.143 tỷ đồng chiếm 28,9%, tăng 10% so với cùng kỳ. Riêng với nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách, tổng số vốn đầu tƣ phát triển đạt 6.003 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 45% tổng chi ngân sách địa phƣơng (năm 2013 là 41%). Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 33.000 tỷ đồng, tăng 2% dự toán, trong đó: thu nội địa đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 16,4% dự toán; thu XNK đạt 17.000 tỷ đồng, bằng 91% dự toán. Trong năm 2014, cấp mới và điều chỉnh 39 dự án FDI, với tổng vốn 819,8 triệu USD, tăng 200% so với năm 2013. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 105 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký xấp xỉ 5 tỷ USD. Có 8.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 80.174 tỷ đồng (Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh).
Kết quả trên thể hiện tỉnh Quảng Ninh đang đi đúng hƣớng trên con đƣờng phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nƣớc làm cho vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng đƣợc khẳng định, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.