Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1.Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Hàn Quốc

Theo Luật "Đẩy mạnh công tác xây dựng ở nƣớc ngoài”, công dân Hàn Quốc đƣợc phép ra nƣớc ngoài làm việc sau khi đƣợc Bộ Lao động Hàn Quốc cho phép. Chính phủ quản lý khu vực tƣ nhân tham gia chƣơng trình.

XKLĐ thông qua Văn phòng An ninh làm thuê và quản lý quá trình tuyển dụng và sắp xếp việc làm ngoài nƣớc thông qua Tổ hợp phát triển ở nƣớc ngoài. Trong đó, Văn phòng An ninh làm thuê chịu trách nhiệm chủ yếu về lập kế hoạch, điều hành và giám sát tất cả các vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an ninh làm thuê; Tổ hợp phát triển ở nƣớc ngoài là một công ty Nhà nƣớc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về thị trƣờng lao động nƣớc ngoài, tuyển chọn công nhân thông qua phỏng vấn và kiểm tra tay nghề, hồ sơ lý lịch, sức khỏe lao động, bồi dƣỡng kiến thức cho công nhân trƣớc khi đi XKLĐ về pháp luật, văn hóa và các kiến thức chung về nƣớc sở tại, mua vé và bố trí các chuyến bay cho lao động xuất khẩu .

Cácchínhsáchpháttriểnthịtrường,nguồnnhânlựcvàquảnlýtàichính - Phát triển thị trƣờng và đẩy mạnh việc làm

Lao động Hàn Quốc ra nƣớc ngoài làm việc dƣới nhiều hình thức khác nhau, trong đó theo hình thức thực hiện các công trình nhận thầu ở nƣớc ngoài là nhiều nhất. Chính phủ duy trì chƣơng trình đẩy mạnh hoạt động của các công ty xây dựng Hàn Quốc nhận thầu ở nƣớc ngoài, theo đó Bộ Xây dựng đƣợc giao nhiệm vụ phối hợp tham gia đấu thầu ở nƣớc ngoài và hƣớng dẫn các công ty xây dựng thực hiện đấu thầu; Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện ở nƣớc ngoài trong việc tìm kiếm và khai thác thị trƣờng; Bộ Lao động đảm bảo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn các hợp đồng thầu khoán đã ký kết giúp các công ty xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc cấp phép tuyển dụng đủ công nhân đi làm việc ở nƣớc ngoài. Mọi công dân muốn đi làm việc ở nƣớc ngoài phải đăng ký tại cơ quan quản lý lao động ở địa phƣơng. Việc tuyển chọn phải thông báo công khai trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

- Công tác đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động

Công tác đào tạo nghề đƣợc Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đặc biệt. Chính phủ xác định các ngành nghề cần đào tạo, quy định việc tuyển chọn lao động đối với một số nghề cấm hoặc hạn chế do thiếu hụt lao động trong nƣớc. Sau đó yêu cầu các công ty thắng thầu phải thuê lao động đã qua đào tạo nghề. Các chủ sử dụng lao động nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép tuyển trực tiếp 10% số lao động mà họ có nhu cầu tuyển chọn và phải thực hiện thông qua Đại sứ quán Hàn Quốc và đƣợc Bộ Lao động cho phép, 90% nhu cầu còn lại phải đƣợc tuyển dụng thông qua Tổ hợp Phát triển ở nƣớc ngoài hoặc các công ty tƣ nhân có giấy phép hoạt động XKLĐ.

- Chính sách quản lý tài chính + Lệ phí sắp xếp việc làm

Theo quy định của Chính phủ, ngƣời lao động xin đi làm việc ở nƣớc ngoài phải nộp 50% lệ phí sắp xếp việc làm, 50% còn lại do chủ thuê lao động nộp.

+ Lệ phí cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động

Các công ty muốn đƣợc cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động phải xin phép và ký quỹ 100 triệu won, tƣơng đƣơng 130.000 USD. Riêng đối với các Hãng xây dựng phải kèm theo các điều kiện đảm bảo về trình độ kỹ thuật, vốn và kinh nghiệm của Hãng.

Bộ Lao động thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về XKLĐ của Chính phủ và tiến hành cấp giấy phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động xuất khẩu cho các công ty nếu hợp đồng đủ các điều kiện về tiền lƣơng, thời hạn, số giờ làm việc, bảo hiểm rủi ro, các điều kiện ăn ở khác. Hợp đồng cung ứng lao động với nƣớc ngoài của các công ty cung ứng lao động xuất khẩu ký kết phải đảm bảo các điều kiện về: Thời hạn lao động, số giờ làm việc/ngày, số ngày phép, vé máy bay, các điều kiện phúc lợi, điều kiện và mức đền bù, trách nhiệm của công nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngƣời lao động Hàn Quốc trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc hƣởng các ƣu đãi của Chính phủ nhƣ:

+ Thuế suất thu nhập thấp hơn trong nƣớc;

+ Ƣu đãi về nhà ở: Chính phủ dành 10% quỹ nhà ở mới xây cho ngƣời lao động hoàn thành hợp đồng trở về nƣớc;

+ Đƣợc cấp phiếu mua hàng theo giá thấp hơn giá bán lẻ (đối với các mặt hàng điện tử);

+ Chính phủ còn thành lập các công ty tƣ vấn chăm lo gia đình của công nhân làm việc ở nƣớc ngoài tại các cơ sở y tế tại các quận, huyện, thành phố, tỉnh nơi gia đình lao động xuất khẩu đang sinh sống;

+ Chính sách huy động tiền kiều hối và chƣơng trình tái đào tạo dành cho lao động hồi hƣơng.

Chính phủ Hàn Quốc quy định mọi công dân khi đi làm việc ở nƣớc ngoài đều phải đăng ký chuyển ít nhất 80% thu nhập về nƣớc thông qua hệ thống ngân hàng nội địa và coi đây là một điều kiện bắt buộc để nhận đƣợc thị thực xuất cảnh. Những tính toán cho thấy tỷ lệ chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng chính thức của công nhân Hàn Quốc trung bình là 90% (Hyun, 1989). Theo phƣơng pháp “trọn gói” của Chính phủ đối với XKLĐ, hầu hết các công nhân đƣợc các Hãng Xây dựng Hàn Quốc tuyển dụng trực tiếp để đi làm theo các dự án xây dựng tại Trung Đông đƣợc bố trí ở tập trung tại các trại do Hãng cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày. Chính phủ đã trực tiếp giúp đỡ các Hãng giành đƣợc hợp đồng thầu khoán xây dựng và các Hãng đã gửi một số lƣợng lớn tiền lƣơng của công nhân vào các tài khoản ở các ngân hàng Hàn Quốc.

Từ đầu năm 1986, Chính phủ Hàn Quốc đã phát động một chƣơng trình tái đào tạo cho lao động hồi hƣơng nhằm giúp đỡ họ có các kỹ năng mới để tham gia vào các ngành công nghiệp khác hoặc tự thành lập và điều hành các cơ sở kinh doanh của chính họ. Đến giữa năm 1986 đã có khoảng 4.000 lao động tham gia chƣơng trình này (Hyun, 1986). Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện cải cách thƣơng mại và hối đoái theo hƣớng thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 45)