5. Bố cục của luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Philippines
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Philippin là một trong những nƣớc XKLĐ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ngƣời Philippins đi lao động ở khắp nơi trên thế giới, số lao động Philippin có mặt ở nƣớc ngoài bình quân khoảng 7,5 triệu ngƣời và thu nhập trung bình đạt khoảng 5-6 tỷ USD/năm. Từ lâu Philippins đã coi XKLĐ là một trong những ngành kinh tế đối ngoại quan trọng của đất nƣớc và có rất nhiều kinh nghiệm để tăng cƣờng XKLĐ và quản lý tài chính XKLĐ.
Philippines chủ trƣơng tăng cƣờng XKLĐ từ những năm 1970 nhằm mục đích giảm áp lực việc làm, giải quyết vấn đề lao động dƣ thừa trong nƣớc, tăng thu nhập quốc dân thông qua các khoản tiền gửi về nƣớc của ngƣời lao động. Chính phủ Philippines đã ban hành Luật Lao động năm 1975 và Đạo luật số 8042 năm 1995 đƣợc coi nhƣ là Đạo luật về ngƣời Philippines ở nƣớc ngoài và lao động di cƣ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động XKLĐ với các quy định chi tiết về việc làm, xây dựng các chủ thể liên quan. Theo đó, Nhà nƣớc phải có trách nhiệm đối với ngƣời lao động xuất khẩu: bảo vệ phẩm giá của họ; cung cấp các dịch vụ thích hợp và kịp thời, công nhận sự đóng góp của họ đối với nền kinh tế đất nƣớc, xây dựng cơ chế bảo vệ lao động, đảm bảo sự tham gia vào quá trình ra quyết định (tham gia bầu cử); chỉ đƣa lao động có kỹ năng ra nƣớc ngoài; công nhận vai trò của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) và cung cấp các dịch vụ miễn phí.
Philippines là một trong những nƣớc có đông ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc nhất trên thế giới. Hàng năm có 700 - 800 ngàn ngƣời ra nƣớc ngoài. Philippines có thế mạnh là lao động phần nhiều nói tiếng Anh, lao động Philippines đƣợc đào tạo kiến thức, hiểu biết về nơi đến, thủ tục nộp đơn, các dịch vụ, các cơ quan có liên quan, quyền lợi, trách nhiệm của họ. Ngay ở sân bay cũng có bộ phận hỗ trợ kịp thời cho ngƣời lao động trƣớc khi xuất cảnh.
Bài học của Philippines có thể giúp cho các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả trong quản lý đó là:
- Chính phủ Philippines đã ban hành Đạo luật về lao động di cƣ và ngƣời Philippines ở nƣớc ngoài. Phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động và di cƣ. Quy định đa mục tiêu thực hiện luật lao động đối với lao động và ngƣời Philippines làm việc và sống ở nƣớc ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhà nƣớc chỉ đƣa ngƣời Philippines sang lao động tại các nƣớc đã có Luật bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài.
- Khuyến khích các đơn vị XKLĐ trong các khu vực kinh tế tƣ nhân nhƣng Chính phủ quản lý chặt chẽ và thẩm định nghiêm ngặt các điều kiện quy định cấp giấy phép cho hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ với các nội dung: Khả năng tài chính của doanh nghiệp; tƣ cách và khả năng điều hành của ngƣời lãnh đạo, tính khả thi của hợp đồng ký kết.
- Các doanh nghiệp XKLĐ phải thực hiện nghiêm túc những quy định của Chính phủ đồng thời tổ chức thực hiện các công đoạn khai thác và phát triển thị trƣờng, tăng cƣờng tuyển chọn lao động chặt chẽ theo các tiêu chí đặt ra của phía đối tác, tổ chức giáo dục và đào tạo định hƣớng cho ngƣời đi XKLĐ rất bài bản và có chất lƣợng. Trong tuyển chọn LĐXK đi giúp việc gia đình đƣợc tiến hành dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe tốt và trình độ ngoại ngữ khá. Sau khi tuyển chọn, ngƣời đi XKLĐ đƣợc giáo dục và đào tạo định hƣớng theo từng nghề và từng thị trƣờng rất sát. Ví dụ đối với nghề giúp việc gia đình, lao động nữ đƣợc tham dự khóa đào tạo về sử dụng các thiết bị trong gia đình với công nghệ cao nhƣ: Máy giặt, máy hút bụi, máy rửa bát, học cách là quần áo đúng kỹ thuật, dọn nhà theo tiêu chuẩn cao cấp, học cách giao tiếp, ứng xử với khách và chủ nhà một cách văn minh, lễ phép, đúng với phong tục tập quán và văn hóa của nƣớc sở tại. Sát hạch, kiểm tra kiến thức và kỹ năng đạt đƣợc của ngƣời lao động sau mỗi khóa học là một công đoạn bắt buộc và thực hiện rất nghiêm túc. Chỉ có những ngƣời thực sự đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn mới đƣợc cấp chứng chỉ đào tạo nghề XKLĐ của nghề đó và mới đƣợc phép tham gia thị trƣờng XKLĐ theo nghề đã đƣợc đào tạo.
- Tăng cƣờng mạng lƣới các cơ quan quản lý lao động ở nƣớc ngoài. Có chính sách và biện pháp hỗ trợ, thu nạp và bảo đảm tái hòa nhập cho ngƣời đi XKLĐ trở về sớm hòa nhập với cộng đồng. Định hƣớng cho họ sử dụng có hiệu quả và đầu tƣ vốn XKLĐ vào sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cho ngƣời khác cũng là bài học cho Việt Nam trong giải quyết hậu XKLĐ.
- Xác định và thẩm tra ngƣời sử dụng: Ngƣời sử dụng lao động muốn thuê lao động Philippine phải cung cấp bằng chứng về tƣ cách pháp nhân và các tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuẩn nghề nghiệp đối với các vị trí việc làm cần tuyển dụng lao động. Ngƣời LĐXK kiểm tra lại các hợp đồng theo các điều khoản và các điều kiện đã đƣợc cung cấp. Sau đó, ngƣời nƣớc ngoài đƣợc yêu cầu liên hệ hoặc chỉ định một Đại lý đƣợc cấp phép để tuyển dụng lao động Philippines. Đối với những ngƣời lao động tự tìm kiếm công việc qua mạng Internet hoặc một số phƣơng tiện khác liên lạc trực tiếp với chủ sử dụng thì phải thông qua Cơ quản lý việc làm ngoài nƣớc để có thông tin về chủ sử dụng. Để hoạt động một cách hợp pháp, các Đại lý phải có giấy phép của Cơ quản lý việc làm ngoài nƣớc và đáp ứng các yêu cầu khác nhƣ về vốn pháp định, niêm yết chứng khoán, phải đƣợc thẩm tra các văn phòng và sự công bố thông tin về thị trƣờng lao động mới...