Giải pháp về phía Hiệp hội Xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 113)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.Giải pháp về phía Hiệp hội Xuất khẩu lao động

Về phía Hiệp hội XKLĐ, để hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tƣ vấn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trƣờng, luật pháp của nƣớc tiếp nhận lao động, về những kinh nghiệm và mô hình tốt, hoặc những rủi ro cần phòng ngừa. Ngoài sơ kết giám sát, đánh giá việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử ở 50 doanh nghiệp năm 2013 - năm thứ hai thực hiện, Hiệp hội cần tập huấn cho cán bộ doanh nghiệp về Bộ quy tắc ứng xử và các quỵ định liên quan của pháp luật quốc tế; thúc đẩy triển khai CoC- VN ở các doanh nghiệp; xúc tiến công tác chuẩn bị và triển khai mở rộng giám sát, đánh giá việc thực hiện CoC-VN ra 70 doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó, cần phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nƣớc triển khai các giải pháp thực hiện lộ trình giảm phí đối với thị trƣờng Đài Loan; xúc tiến thành lập Ban cung ứng lao động cho thị trƣờng này và thu hút các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện lộ trình giảm phí làm nòng cốt của Ban này. Thống nhất với cơ quan quản lý Nhà nƣớc cơ chế ƣu đãi đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt, xử phạt những trƣờng hợp vi phạm. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm để tổ chức hoạt động Ban Nhật Bản và Ban Trung Đông.

Hiệp hội cũng sẽ tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức chuyên ngành (Ban Tầu cá) trong công tác thị trƣờng. Rà soát, cập nhật những nội dung mới trong chính sách, luật pháp của các nƣớc và vùng lãnh thổ nhận lao động Việt Nam để bổ sung vào bộ bài giảng cho giảng viên của doanh nghiệp đối với các thị trƣờng đã xây dựng nhƣ: Đài Loan, UAE, Lybia, Nhặt Bản, Malaysia, Ả rập Xê út.

4.2.2. Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động

Thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động nhƣ: các quy định về thủ tục, quy trình đăng ký hợp đồng, các chính sách nhƣ chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính sách cho vay vốn,…nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

Nhà nƣớc cần tạo lập một hệ thống các chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý và răn đe những trƣờng hợp vi phạm pháp luật và quy định về xuất khẩu lao động. Nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lƣỡng pháp luật của các nƣớc tiếp nhận lao động của ta để có những văn bản hƣớng dẫn sao cho phù hợp.

Thứ hai, các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, các Sở, ngành ở địa phƣơng cần có những biện pháp thông tin tuyên truyền một cách sâu rộng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động tới từng ngƣời dân để họ nắm vững đƣợc pháp luật và hiểu rõ hơn về hoạt động này, tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra.

Nhà nƣớc cũng cần phải có một hệ thống các kế hoạch và chủ chƣơng cụ thể và đúng đắn cho công tác xuất khẩu lao động của nƣớc ta trong thời gian tới. Riêng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đối với Quảng Ninh việc xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác xuất khẩu lao động của mình bao gồm: số lƣợng lao động xuất khẩu trong năm là bao nhiêu? Trong đó, số lao động đã qua đào tạo là bao nhiêu ngƣời? chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số? Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở địa phƣơng nào?…Thông qua kế hoạch này tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể của từng tháng, từng quý, và từng năm để từ đó có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Nhà nƣớc cũng cần xây dựng những chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động khi họ trở về nƣớc để ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình. Những đối tƣợng còn có nhu cầu tiếp tục đi xuất khẩu lao động thì cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể tiếp tục đi xuất khẩu lao động.

Những chính sách hỗ trợ cho các đối tƣợng chính sách, đối tƣợng nghèo, bộ đội xuất ngũ,…cũng phải đƣợc hoàn thiện hơn nữa đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Nhà nƣớc cũng phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài sao cho chất lƣợng lao động của ta ngày càng đƣợc nâng cao hơn nữa. Quy định các mức phí cần thiết để vừa đảm bảo lợi nhuận cho các cơ sở đào tạo vừa giảm thiểu chi phí một cách tối đa cho ngƣời lao động.

Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động cho các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.

Tăng cƣờng hơn nữa các công tác kiểm tra, thanh tra cũng nhƣ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hƣớng, tiêu chí của Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tƣ phát triển, tăng cƣờng năng lực cũng nhƣ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đầu tiên là đối với Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh từ đó xây dựng những kế hoạch trình Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan phụ trách chuyên môn các phòng chuyên trách cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở có trách nhiệm trực tiếp theo dõi tình hình biến động trên thị trƣờng xuất khẩu lao động để có những biện pháp chỉ đạo mới thích hợp, chỉ đạo hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở sao cho đảm bảo nguồn lao động tuyển dụng cho công tác xuất khẩu lao động, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của công tác xuất khẩu lao động,…

Các Sở, ban, ngành có liên quan khác nhƣ các cơ quan Công an, Ngân hàng, Sở Tài chính,… phải phối hợp hoạt động với Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội nhằm quản lý tốt các khâu, các bƣớc trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Các tổ chức chính trị xã hội trong địa bàn tỉnh nhƣ: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…cũng cần phải phối hợp cùng với các cơ quan nhà nƣớc một mặt nâng cao nhận thức và hiểu biết cho ngƣời lao động, một mặt nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu lao động.

Nâng cao và hoàn thiện các điều kiện cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao tính pháp lý của họ và hạn chế tình trạng lừa đảo, lợi dụng ngƣời lao động. Qua hoạt động cũng cần thiết phải có những biện pháp khuyến khích, biểu dƣơng đối với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nƣớc và cả ngƣời lao động.

Chấn chỉnh, sắp xếp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Tăng cƣờng các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng và tăng cƣờng mối quan hệ ngoại giao giữa nƣớc ta với các nƣớc bạn để tìm kiếm những thị trƣờng mới nhiều tiềm năng.

Cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những tranh chấp về lao động trong nƣớc và đặc biệt là ở nƣớc ngoài sao cho phù hợp với luật pháp nƣớc sở tại và luật pháp quốc tế đảm bảo tối thiểu thiệt hại cho ngƣời lao động của ta. Tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cƣờng hoạt động và tầm ảnh hƣởng của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nƣớc ngoài nhƣ các Đại Sứ quán Việt Nam tại các nƣớc,…và những cơ quan đại diện quản lý ngƣời lao động ở trong nƣớc nhƣ Cục quản lý lao động ngoài nƣớc,…

Ngoài ra, còn nhiều biện pháp khác nữa nhƣ sắp xếp lại đội ngũ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, đầu tƣ nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục & đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng cho lao động,…

4.2.3. Giải pháp quản lý xuất khẩu lao động từ phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trƣớc mắt là nâng cao số lƣợng và chất lƣợng cho lao động xuất khẩu, cụ thể:

Tăng cƣờng các hoạt động marketing để tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng. Doanh nghiệp phải xác định đƣợc những thị trƣờng nào đang có nhu cầu cao về lao động những thị trƣờng nào đã bão hoà, những thị trƣờng nào có tiềm năng,… để từ đó có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu lao động sang từng thị trƣờng. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguồn lao động của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp thu hút ngƣời lao động tham gia vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, nắm rõ những đặc điểm của lao động ở từng địa phƣơng để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp, …Đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải nắm rõ đƣợc những đối thủ cạnh tranh của mình ở trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc để xem đối thủ nào mạnh, đối thủ nào yếu, đối thủ nào ngang sức để đối phó kịp thời.

Doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu lao động theo đúng yêu cầu của thực tế và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này phải chỉ ra đƣợc rằng trong năm này, quý này, tháng này doanh nghiệp sẽ phải đƣa đƣợc bao nhiêu lao động đi làm việc có thời hạn tại từng nƣớc cụ thể ? Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển những thị trƣờng nào ? Yêu cầu của các thị trƣờng ấy ra sao từ đó đề ra các phƣơng hƣớng tuyển chọn, đào tạo lao động một cách phù hợp nhất. Bản kế hoạch của doanh nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung lao động chủ yếu của doanh nghiệp tập trung tại đâu ? Yêu cầu đối với lao động trên thị trƣờng đó nhƣ thế nào ?.v.v…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hƣớng cho lao động trƣớc khi đƣa họ đi xuất khẩu đồng thời gắn kết trách nhiệm đào tạo - giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động của các cơ sở đào tạo với chính quyền địa phƣơng cơ sở nơi lao động cƣ trú thông qua các hình thức tuyên truyền đƣờng lối, chính sách và những điều lao động cần biết nhƣ: quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao chất lƣợng đào tạo - giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động bằng cách sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung thiết thực vào trong giáo trình đào tạo, có cơ chế ƣu tiên đối với những lao động có tay nghề cao, đã qua dào tạo nhƣ cộng thêm điểm khi tuyển chọn,… Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng nhƣ cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn.

Các doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp nhằm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và ngoài nƣớc. Đội ngũ cán bộ này không những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ quản lý, ngoại ngữ mà còn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc tiếp nhận lao động của doanh nghiệp và luật pháp quốc tế cũng nhƣ về mặt phẩm chất đạo đức, nhân cách.

Doanh nghiệp cũng phải đầu tƣ vốn cho việc xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp mình để đảm bảo hiệu quả cho công tác tuyển chọn, tuyển mộ, đào tạo - giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động.

Triển khai tốt hơn nữa mô hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền địa phƣơng với doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm giảm thiểu cho ngƣời lao động những chi phí không cần thiết nhƣ chi phí đi lại, môi giới,… đồng thời đảm bảo nguồn lao động có chất lƣợng cao cho doanh nghiệp.

Công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là các khoản đóng góp của ngƣời lao động nhằm minh bạch hoá chế độ tài chính của doanh nghiệp, tránh hiện tƣợng lừa đảo, gian lận tài chính,…cũng là để Nhà nƣớc và ngƣời lao động tin tƣởng vào năng lực thực sự của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do lao động xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là nữ giới và với những công việc nhƣ giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc ngƣời bệnh nên các doanh nghiệp có lao động đƣa đi làm trong các lĩnh vực này cần có các biện pháp đào tạo nghiệp vụ cho lao động nhƣ mở các lớp dạy nấu ăn, nữ công gia chánh, những lớp đào tạo sơ bộ về y tế để chăm sóc ngƣời già, ngƣời bệnh,… đồng thời có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ gia đình của các chị em trong thời gian vắng nhà để họ yên tâm hơn trong công việc của mình.

Phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tuyển chọn và đào tạo giáo dục lao động. Kết hợp với các cơ sở y tế, bệnh viện để tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho ngƣời lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động dựa trên các tiêu chí nhƣ:

- Về độ tuổi (điều kiện này có thể theo yêu cầu của bên nƣớc ngoài);

- Về học vấn (nhằm đảm bảo khả năng nhận thức cũng nhƣ sự hiểu biết tối thiểu của ngƣời lao động)

- Về sức khoẻ (để đảm bảo cho ngƣời lao động có đầy đủ sức khoẻ để có thể làm việc theo yêu cầu của bên nƣớc ngoài đồng thời đảm bảo cho ngƣời lao động không bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y,…)

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật (đảm bảo tay nghề và trình độ cho ngƣời lao động có thể thực hiện đƣợc công việc của mình ở bên nƣớc ngoài);

- Về phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống,…( đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong công nghiệp, nội quy, …của nƣớc sở tại);

- Về trình độ ngoại ngữ, khả năng nhận thức,..v..v.

Tuỳ theo yêu cầu của từng thị trƣờng mà dựa theo các tiêu chí đó doanh nghiệp xây dựng một bản tiêu chuẩn cụ thể và chi tiết hơn.

Doanh nghiệp cũng phải thƣờng xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nƣớc hữu quan nhƣ Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, Sở Lao đông - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh,… để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động tránh tối đa những hiện tƣợng tiêu cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 113)