Dự đoán về thị trường dịch vụ thẻ ATM trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông marketing tích hợp tại Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Lê Chân – Hải Phòng.DOC (Trang 93)

- “Ngày tựu trường của các sinh viên

NHÁNH LÊ CHÂN – HẢI PHÒNG

3.1.1 Dự đoán về thị trường dịch vụ thẻ ATM trong giai đoạn tớ

* Dự đoán nhu cầu thị trường đối với dịch vụ thẻ ATM giai đoạn 2014-2015: Nhìn chung chưa có sự thay đổi đột biến. Yếu tố văn hóa tác động mạnh mẽ đến nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán của người tiêu dùng trên địa bàn Hải Phòng. Do tâm lý thích dùng tiền mặt để tiện cho chi tiêu mua sắm từ lâu đã trở thành thói quen nên việc tiếp cận với công nghệ mới vẫn còn lúng túng và cần phải có quá trình làm quen dần. Bên cạnh đó, với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, phát triển kinh tế Hải Phòng trong thời gian qua đang có xu hướng chững lại, hạ tầng kĩ thuật chưa được cải thiện nên việc đầu tư công nghệ hiện đại trong thanh toán còn gặp hạn chế. Các cây thẻ ATM còn thưa thớt và chỉ tập trung chủ yếu tại các khu phố lớn quanh trung tâm thành phố trong vòng bán kính 10km. Do vậy, mỗi khi đi rút tiền, người tiêu dùng có tâm lý rất bất tiện khi phải di chuyển xa. Thêm nữa là các đại lý chấp nhận thanh toán tài khoản chỉ có: big C, TD Plaza, Cát Bi Plaza, Metro còn lại các điểm mua sắm khác thanh toán tiền mặt. Do vậy, việc định hướng người tiêu dùng vào một thói quen mới là khó khăn và cũng là thách thức cho người làm marketing.

Lợi thế hiện nay khu vực Hải Phòng đang có khoảng trên 56,3% dân số đang trong độ tuổi lao động, tầng lớp trung lưu và cư dân đô thị có xu hướng tăng lên

cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Không những thế, nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngưỡng thu nhập trung bình khoảng trên 1000USD/người/năm nên nhu cầu đối với dịch vụ thanh toán tài khoảng sẽ tăng lên. Thị trường thẻ sẽ tiếp tục phát triển. Nền kinh tế mạnh luôn đi kèm với một hệ thống thanh toán hiện đại. Vì vậy bên cạnh phát triển thị trường thanh toán thẻ chiều rộng đồng thời cũng phải phát triển thị trường theo chiều sâu theo hướng gia tăng tiện ích cho các loại thẻ và tăng thêm quyền lợi cho các chủ thẻ. Các ngân hàng hiện nay cũng đang nỗ lực cải tiến công nghệ và hỗ trợ liên kết với nhau phát triển hạ tầng kĩ thuật để ứng dụng thẻ thanh toán nhiều hơn. Chính phủ cũng đã cho phép các ngân hàng thực hiện “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020” và mở ra nhiều cơ hội lớn cho các ngân hàng khi hầu hết thẻ ATM của các ngân hàng bây giờ đều cung cấp đầy đủ các dịch vụ: chuyển khoản, thanh toán tiền điện nước, sinh hoạt, bảo hiểm, mua thẻ điện thoại, truy cập Internet cung cấp thông tin …, nhận lương, thưởng, thu nhập cho các bộ nhân viên. Các ngân hàng đang đầu tư mạnh để mở rộng hệ thống thanh toán thẻ mà cách hữu hiệu nhất là liên thông hệ thống ATM giữa các ngân hàng. Các liên minh thẻ hiện nay gồm: CTCP dịch vụ thẻ Smartlink do 25 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cùng thành lập; Liên minh thẻ Banknet với 7 ngân hàng do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đứng đầu, trong đó có các ngân hàng Vietinbank, Agribank,…Các ngân hàng đang nỗ lực nhiều hơn để đưa thẻ ATM trở nên thuận tiện, thông dụng hơn bằng cách cố gắng triển khai mở rộng mạng lưới cây ATM và phối hợp với các điểm mua bán trên địa bàn chấp nhận thẻ thanh toán. Số lượng thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ theo thời gian tất yếu dẫn đến thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, hoạt động marketing giữa các ngân hàng cũng trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều các chương trình kích thích tiêu thụ tràn lan trong thời gian cũng không làm thay đổi nhu cầu người tiêu dùng. Để phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán hiện nay, các ngân hàng cần nhìn nhận lại chiến lược marketing định hướng hành động và một kế hoạch truyền thông cụ thể để đạt hiệu quả tối đa.

ATM như Connect 24 của Vietcombank, FastAccess của Techcombank, Success của Agribank, Epartner của Vietinbank... Đến nay, các ngân hàng cung cấp các loại thẻ với nhiều tính năng nổi trội với từng giới, từng lứa tuổi. Điểm trên khu vực Hải Phòng có một số ông lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cùng cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán như:

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank: cung cấp dịch vụ thẻ Connect 24 với dịch vụ đầu tư tự động, khi số dư trong tài khoản đạt một ngưỡng nào đó khách hàng có thể uỷ quyền cho ngân hàng tự động chuyển sang hình thức đầu tư khác có lợi hơn. Trong lúc này, VCB đã kết nối thành công với VMS Mobifone để thu cước điện thoại di động qua ATM. Dịch vụ nạp tiền vào tài khoản qua ATM cũng đang được chạy thử, chỉ chờ ngày thực hiện.

- Ngân hàng cổ phần Đông Á-Dongabank: Thẻ Đông Á bên cạnh các tính năng tương tự như các loại thẻ của các ngân hàng khác thì còn có một tính năng đặc biệt mà hiện tại chưa có thẻ nào có được là gởi tiền mặt trực tiếp vào tài khoản bằng máy ATM. Thẻ cũng có nhiều chính sách miễn/giảm phí thường niên. Các tính năng của Thẻ Thanh toán đa năng Đông Á ứng dụng công nghệ thẻ từ vào quản lý sinh viên như: Quản lý ra vào thư viện, ra vào phòng máy vi tính, thanh toán học phí, học bổng của sinh viên qua thẻ,.. và một số các ứng dụng khác phù hợp với tính năng ưu việt nhất của công nghệ thẻ từ hiện nay.

Thẻ ATM Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank và rất nhiều ngân hàng TMCP khác mặc dù quy mô và bề dày lịch sử tuy không bằng NH Vietinbank nhưng hoạt động của họ cũng rất linh hoạt và thích ứng nhanh với thị trường như: NH Bắc Á, NH Liên Việt, NH Saccombank, NH Navibank,…Tổng số các NHTM tham gia thị trường thẻ tính trên địa bản Hải Phòng có đến 45 ngân hàng với 3 NHTM quốc doanh, 33 ngân hàng TMCP, 8 NH liên doanh. Các ngân hàng ngày càng chú trọng đến hoạt động kinh doanh thẻ và tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ khá lớn khoảng từ 150-200%. Từ đó có thể thấy cường độ cạnh tranh trong ngành là cực kỳ gay gắt, nguồn cung thì nhiều nhưng cầu thì có hạn. Phân khúc có khả năng khai thác, sinh lời thuộc về nhóm người có thu nhập cao, nhóm này không chiếm đa số trong khi có đến hàng chục ngân hàng nhảy vào xâu xé. Trước tình hình đó, NH

Vietinbank không thể chủ quan, cần có chiến lược tháo gỡ khó khăn trước mắt tiến tới mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông marketing tích hợp tại Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Lê Chân – Hải Phòng.DOC (Trang 93)