- Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Một sản phẩm dịch vụ được coi là có
4 Tổng lợi nhuận trước
2.2.1.3 Trình độ tổ chức lãnh đạo doanh nghiệp
Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức thực hiện là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý có tầm nhìn chiến lược, khả năng quản lý và chỉ đạo thực hiện tốt thì năng lực cạnh tranh của công ty sẽ cao. Bởi khi lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược sẽ giúp công ty đi trước đối thủ cạnh tranh xây dựng được chiến lược đúng đắn cho công ty.
Việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như trình độ tổ chức lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Việc xây dựng được chiến lược phù hợp cân đối giữa cung và cầu trên thị trường cũng như việc kinh doanh đa sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ hoạt động mũi nhọn là cung cấp các phụ kiện cho trạm biến áp như chống sét van, cầu chì, sứ đứng, sứ chuỗi…hiện nay công ty đã cung cấp đủ các thiết bị cho một trạm như máy cắt, máy biến áp, tủ điện…và các sản phẩm cao cấp khác nhằm mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng đắn chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện có kết quả thể hiện ở chỗ:
- Chỉ đạo những biện pháp cải tiến trong khâu thiết kế, đầu tư máy móc công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chính của công ty là điện lực các tỉnh (PC1, PC2, PC3) xí nghiệp điện cao thế các tỉnh và đội xây lắp… khách hàng chủ yếu là công ty của nhà nước, nhờ sự lãnh đạo khéo léo công ty đã dần có chỗ đứng trong khách hàng.
- Ban lãnh đạo trong công ty có những quyết định đưa ra trong quá trình kinh doanh luôn giúp cho nhân viên có một định hướng rõ ràng về công việc của mình cũng như thành lập được một hệ thống phản hồi thông tin đa chiều giữa các cấp, từ đó phát hiện ra các mặt mạnh, yếu của từng phòng ban cụ thể. Do đó các tranh chấp nội bộ phát sinh hầu như không xảy ra, quá trình làm việc của các cá nhân diễn ra ổn định và hiệu quả.
- Ngoài ra xây dựng một hệ thống khen thưởng cho từng phòng ban cụ thể ví dụ như đối với phòng kinh doanh sẽ được trích 1% doanh thu, những hình thức thưởng tùy vào doanh thu mà nhân viên đó thực hiện trong tháng. Điều này khuyến khích nhân viên nỗ lực và không ngừng sáng tạo.
- Công ty không bao giờ xem nhẹ các chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo bởi Công ty coi nhiệm vụ nhân rộng và phát triển tài năng như một yếu tố then chốt cho sự thành công mang tính chiến lược sau này Tổ chức nâng cao năng lực lãnh đạo bằng các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa ban lãnh đạo một cách thường xuyên theo cách phản ảnh đa chiều và điều đó đã mang lại những hiệu quả lớn trong hệ thống lãnh đạo của toàn công ty.
- Chiến lược kinh doanh của công ty luôn được đưa kịp thời và hiệu quả, không chỉ là định hướng riêng của một cá nhân mà đó là sự tập hợp thông tin từ các phòng ban khác nhau trong công ty từ đó tổng hợp và đưa ra chiến lược chung một cách hiệu quả, giúp công ty vượt qua những thời điểm khó khăn trước diễn biến xấu của thị trường cụ thể là công ty vẫn có không hề lúng túng và có lợi nhuận vào thời kỳ cuối năm 2008 và cuối năm 2009 thời kỳ khủng hoảng kinh tế và Tập đoàn điện lực Việt Nam đã cắt giảm đầu tư.