Thị phần của doanh nghiệp và khả năng tăng thị phần trong chuỗi hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần TOJI Việt Nam đến năm 2015 (Trang 37)

- Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Một sản phẩm dịch vụ được coi là có

1.2.2.2 Thị phần của doanh nghiệp và khả năng tăng thị phần trong chuỗi hoạt động kinh doanh

hoạt động kinh doanh

Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp đang chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Hay nói cách khác, thị phần của Doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh thế mạnh trên thị trường hay quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp. Thị phần càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Thị phần trong doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện lớn tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tăng niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp. Thị phần hàng hóa chính là phần trăm về số lượng hoặc giá trị của hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán ra so với tổng số lượng hoặc tổng giá trị của tất cả hàng hóa cùng loại đã bán ra trên thị trường.

Doanh thu trước thuế của Doanh nghiệp

Thị phần của doanh ngiệp = x100 Tổng doanh thu trước thuế trên thị trường

Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường và khả năng chi phối thị trường hàng hóa của doanh nghiệp càng lớn. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định một vị trí ưu thế rất rõ trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác thị phần của doanh nghiệp càng cao phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng khó xác định vì khó biết chính xác tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ.

Bên cạnh đó, để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp người ta còn sử dụng chỉ tiêu so sánh thị phần với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ. Ưu điểm của tiêu chí đánh giá này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đối thủ. Tuy nhiên chỉ tiêu này dễ tính hơn so với chỉ tiêu thị phần, do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn.

Doanh thu trước thuế của Doanh nghiệp

Tct = x100 Doanh thu trước thuế của đối thủ cạnh tranh chính

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường.

Tốc độ tăng trưởng của thị phần: Thể hiện khả năng tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thị phần cao và chỉ tiêu này luôn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đó phát triển bền vững. Thị phần của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với doanh số bán hàng nên việc tăng trưởng thị phần cũng đồng nghĩa với việc tăng doanh số bán hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần TOJI Việt Nam đến năm 2015 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w