- Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Một sản phẩm dịch vụ được coi là có
1.3.2 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện
1.3.2 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện là tổng hợp các nhân tố thuộc môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa xã hội, môi trường chính trị pháp luật, môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế... Các nhân tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không làm thay đổi được nó mà chỉ tìm cách thích nghi một cách sang tạo với nó.
Môi trường Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh hay đảm bảo thành công của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các
giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Môi trường Kỹ thuật - Công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến năng lực cạnh tranh cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Môi trường Văn hóa - Xã hội: Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, lối sống, thói quen…Ảnh hưởng sâu sắc việc tiêu dùng của khách hàng, đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
Môi trường Chính trị - Pháp luật: Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
Môi trường quốc tế: Khu vực hóa và toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là một xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi chính phủ tính đến. Ngày nay, nhiều nhà chiến lược đã gọi điều đó dưới cái tên thế giới là “ngôi nhà chung”. Trong bối cảnh đó môi trường quốc tế là một trường hợp đặc biệt của môi trường chung bên ngoài doanh nghiệp. Khi hội nhập ngày càng mở rộng nó mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội và thách thức, do đó có thể làm tăng hoặc giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.