Các yếu tố bên trong doanh nghiệp quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần TOJI Việt Nam đến năm 2015 (Trang 41)

- Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Một sản phẩm dịch vụ được coi là có

1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện

DOANH NGHIỆP KINH DOANH THIẾT BỊ ĐIỆN

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện là khả năng vượt trội đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cần xem xét các nhân tố tác động đến khẳ năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bao gồm các nhân tố cơ bản sau:

1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện

Đó là tiềm lực của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp. Một cơ hội có thể trở thành “hấp dẫn” với doanh nghiệp này hay “hiểm họa” đối với doanh nghiệp khác phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp. Các yếu tố này mang tính chủ quan và doanh nghiệp có thể kiểm soát được có thể sử dụng để khai thác cơ hội kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để thu lợi nhuận. Nghiên cứu yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh. Có rất nhiều yếu tố thuộc môi trường bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện. Chúng ta xem xét trên một số yếu tố cơ bản sau:

Tiềm lực về tài chính: Tài chính là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện có điều kiện nhập hàng có giá trị lớn khi đó sẽ giảm được các chi phí đầu vào (do được khuyến mại từ nhà sản xuất), hơn nữa nguồn lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí lãi vay, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà lãi suất ngân hàng tăng cao và việc vay vốn gặp nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn sẽ có điều kiện kinh doanh thuận lợi.

Tiềm lực về nguồn nhân lực: Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do con người thực hiện. Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, nhạy bén với cơ chế thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược cạnh tranh đúng đắn, dẫn dắt doanh nghiệp đặt được mục tiêu đã đề ra.

Tiềm lực vô hình: Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thiết bị điện thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình nó chính là hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, hay mức độ nổi tiếng về nhãn hiệu hàng hóa… Nếu một doanh nghiệp có tiềm lực vô hình mạnh, doanh nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao.

Trình độ công nghệ -kỹ thuật của doanh nghiệp: Công nghệ -kỹ thuật của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp đến chất lượng sản phẩm. Do đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có máy móc, công nghệ bán hàng hiện đại sẽ cho phép doanh nghiệp tăng năng suất bán hàng, hạ giá thành sản phẩm do đó tăng năng lực cạnh tranh.

Nghiên cứu và phát triển: Kinh doanh là sáng tạo. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sẽ đem đến những kết quả ngoạn mục nhất. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nghiên cứu và phát triển tập trung vào các tiêu thức sau: Đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, và phát triển kinh doanh những sản phẩm tiên tiến hiện đại. Từ đó doanh nghiệp lựa chọn được nguồn hàng hợp lý, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường để mua sắm trang bị cho doanh nghiệp những máy móc, thiết bị mới hiện đại để đảm bảo cung ứng đầy đủ số lượng, chất lượng và nhanh chóng cho khách hàng dịch vụ văn minh. Từ đó tăng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, giúp nâng cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần TOJI Việt Nam đến năm 2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w