- Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Một sản phẩm dịch vụ được coi là có
1.3.3 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện
lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện
Theo M.Porter thì có 5 lực lượng chính có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 lực lượng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN
Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp: Đó là những nhà cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện. Nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Khi đó sẽ làm giá thành sản phẩm của doanh
Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại
Áp lực của người mua Sản phẩm dịch vụ thay thế Áp lực của các nhà cung ứng Những người muốn vào mới (Cạnh tranh
nghiệp cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Áp lực từ khách hàng: Khách hàng là người quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Khách hàng được xem như một sự đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc yêu cầu chất lượng cao, dịch vụ tốt hơn. Ngược lại khi sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm độc quyền, ít có hàng thay thế thì sự tác động của khách hàng là thấp doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao. Khách hàng thường gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đối với doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm trên cùng một thị trường giống doanh nghiệp. Cạnh tranh với các đối thủ này thường gay gắt và quyết liệt nhất. Nếu đối thủ cạnh tranh trực tiếp có tiềm lực lớn hơn so với doanh nghiệp thì sẽ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Doanh nghiệp muốn thắng được đối thủ cạnh tranh cần nghiên cứu về họ và đưa ra các chiến lược hợp lý.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiền ẩn bằng cách làm khác biệt hóa sản phẩm tạo một nhãn hiệu hàng hóa riêng cho doanh nghiệp
mình, xây dựng hệ thống kênh phân phối hợp lý bởi vì càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổi.
Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Chúng ta có thể thấy áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sự ảnh hưởng của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần có sự phân tích, theo dõi thường xuyên những tiến bộ kỹ thuật –công nghệ, trong đó liên quan trực tiếp là đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm.