Những giải pháp nâng cao năng lực công chứcthanh tra thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 90)

4.4.2.1. Nâng cao chất lượng tuyển dụng

Thanh tra Tổng cục Thuế bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại tố cáo, còn phải tăng cường thực hiện quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra và đào tạo bồi dưỡng đối với công chức thanh tra của toàn ngành Thuế. Do vậy, cần phải tăng cường thêm biên chế cho cơ quan Thanh tra Tổng cục. Đến năm 2020, tại cơ quan Thanh tra Tổng cục cần tuyển dụng thêm khoảng hơn 40 người, nâng tổng biên chế lên trên 100 người. Tiêu chuẩn tuyển dụng là những người không quá 35 tuổi đối với nam và không quá 30 tuổi đối với nữ; tốt nghiệp đại học chính qui chủ yếu là các chuyên ngành tài chính, kinh tế, được đào tạo sâu về nghiệp vụ kế toán, thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

Để đạt được số lượng công chức thanh tra theo chỉ tiêu nêu trên cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tuyển dụng công chức mới để đào tạo thông qua các vị trí công tác khác không phải công tác thanh tra, chuyển đổi vị trí công tác công chức từ các bộ phận khác để bổ sung cho lực lượng thanh tra.

- Ứng dụng tin học vào khâu kiểm tra từ hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế thay cho việc kiểm tra thủ công hiện nay để rút bớt lực lượng kiểm tra bổ sung cho lực lượng thanh tra.

Yêu cầu đối với công chức mới tuyển dụng, đối với công chức chuyển đổi vị trí công tác bổ sung vào lực lượng thanh tra.

Đối với công chức mới tuyển dụng vào ngành thuế thì không bố trí làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Đối với công chức làm trong bộ phận khác của ngành thuế được chuyển đổi vị trí công tác để bổ sung vào lực lượng thanh tra phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tối thiểu làm việc 3 năm trong ngành thuế;

- Tốt nghiệp đại học khối kinh tế (đối với người dưới 30 tuổi phải tốt nghiệp hệ chính qui), các chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, ưu tiên bố trí sắp xếp người đã tốt nghiệp văn bằng hai cử nhân Luật và những người đã làm công tác kiểm toán, kế toán tại các đơn vị bên ngoài.

- Có đầy đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của ngạch công chức thanh tra ngành thuế;

- Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ thanh tra thuế do trường Nghiệp vụ thuế tổ chức.

4.4.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra thuế

Ngoài việc đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định của nhà nước, lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế được tập trung đào tạo kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

Để đạt được mục tiêu trên, Tổng cục Thuế tập trung nguồn lực, tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo; mở rộng phối hợp với các đơn vị trong và ngoại nước để huy động chất xám của các chuyên gia vào công tác đào tạo kỹ năng thanh tra cho công chức thanh tra, nhằm tạo ra sự chuyển biến thật sự về chất cho công chức thanh tra Tổng cục Thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.

Các giải pháp cụ thể như sau:

- Xây dựng được mô hình chuẩn về đào tạo công chức thanh tra, trong đó quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại công chức: Đào tạo kiến thức cơ bản về thuế, công chức mới vào; Bồi dưỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để công chức thực hiện công tác thanh tra thuế nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thanh tra thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề về thuế trong thực tiễn; Đào tạo, bồi dưỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách, quy trình…

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hóa công sở và đạo đức công chức cho công chức, kỹ năng quản lý đối với công chức thanh tra…

- Xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra thuế.

- Xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá công chức sẽ là cơ sở xác định các kỹ năng, kiến thức còn thiếu, yếu của công chức, từ đó xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.

- Xây dựng tiêu chuẩn công chức đối với từng vị trí công việc, bảo đảm tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng công chức.

4.4.2.3. Nắm vững quy trình và nâng cao kỹ năng thanh tra thuế

Chuẩn bị trước khi thanh tra, kiểm tra tại đối tượng nộp thuế (ĐTNT), công chức thanh tra phải nắm được một số bước trong kỹ năng thanh tra sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Sơ đồ 4.1- Mô tả các bước thực hiện trong công tác thanh tra

- Quan sát: Công chức thanh tra cần lập kế hoạch và tiến hành quan sát để thu được bằng chứng thanh tra bằng cách liên hệ giữa thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của ĐTNT với các thông tin kế toán. Việc quan sát được thực hiện trên giác độ phân tích tác động của những hiện tượng này đối với hoạt động kế toán và ảnh hưởng đến công tác thanh tra.

- Yêu cầu cung cấp thông tin: công chức thanh tra phải đặt ra rất nhiều câu hỏi trong quá trình thanh tra, kiểm tra công chức thanh tra phải thu thập được những dẫn chứng xác thực nhằm đảm bảo câu trả lời đã hợp lý.

- Xác nhận: Là một loại hình yêu cầu cung cấp thông tin mà công chức thanh tra thực hiện bằng cách lấy xác nhận bằng văn bản của các công ty hoặc cá nhân bên ngoài.

- Truy lần lại việc xử lý dữ liệu: Để phát hiện được các sai sót khi xử lý số liệu kế toán, công chức thanh tra có thể thực hiện lại một bước xử lý cụ thể thế nào đó trong quá trình xử lý dữ liệu.

Quan sát Yêu cầu cung cấp thông tin Xác nhận Xác minh Tính toán lại Truy lần lại việc xử lý dữ liệu Kênh Thanh tra Phân tích tỷ suất, xu hướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

- Tính toán lại: Tính chính xác về số học của các phép tính thực hiện trong quá trình xử lý số liệu có thể được chứng minh bằng cách tính toán lại các kết quả.

- Xác minh: Các giao dịch trao đổi thường có liên quan đến sự luân chuyển các chứng từ giữa bên tham gia giao dịch. Quy trình xác minh sẽ kiểm tra và so sánh các chứng từ này với sổ kế toán.

- Phân tích tỷ xuất và xu hướng: Phân tích tỷ xuất và xu hướng là việc tính toán các tỷ suất của các năm trước đó và tỷ suất bình quân của ngành.

- Kênh thanh tra: Khi thu thập bằng chứng về các giao dịch trao đổi, thường phải kết hợp thực hiện ba bước thanh tra là truy lần lại việc xử lý dữ liệu, tính toán lại và xác minh. Hướng truy lần có thể được thay đổi tức là công chức thanh tra có thể truy lần từ sổ sách kế toán sau cùng trở lại bước vào sổ đầu tiên hoặc theo chiều ngược lại tức là từ các sổ sách trung gian.

Từ các bước trên, công chức thanh tra đi vào tiến hành thực hiện từng bước. Đây là kỹ năng cần thiết của một công chức thanh tra thuế:

Thứ nhất, rà soát lại thông tin. công chức thanh tra phải cập các thông tin liên quan đến cuộc thanh tra hoặc kiểm toán trước đó tại ĐTNT, có thể xem xét kết quả cuộc thanh tra đó diễn ra như thế nào, cơ quan nào tiến hành thanh tra, thời gian thanh tra bao lâu? Niên độ thanh tra thời kỳ nào? Thanh tra về nội dung gì? Kết quả như thế nào? Xử lý ra sao?... ghị lại các thông tin hoặc lĩnh vực đang theo dõi giám sát có thể ảnh hưởng đến cuộc thanh tra hiện thời.

Thứ hai, tiến hành phỏng vấn người có thẩm quyền của ĐTNT để nắm bắt các vấn đề liên quan đến thanh tra như thông tin doanh nghiệp, thông tin về tài chính kế toán và kinh doanh…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

Thứ ba, công chức thanh tra thuế nên thăm quan cơ sở doanh nghiệp, mục đích là: (1) ghi chép lại những thông tin liên quan đến cuộc thanh tra, khẳng định xem dịch vụ, hàng hóa sản xuất có đúng được mô tả trong quá trình phỏng vấn không?, (2) lưu tâm đến những bằng chứng về kê khai thiếu doanh thu từ các nguồn phụ trợ (ví dụ: phế liệu trong ngành dệt, ngành may, các sản phẩm phụ trong ngành xay sát...).

Phương pháp thanh tra cũng rất quan trọng đối với mỗi công chức thanh tra thuế, mỗi công chức thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra kiểm tra tổng hợp về sổ sách kế toán tại ĐTNT cần phải thực hiện một số việc cần thiết sau:

Công chức thanh tra yêu cầu ĐTNT cung cấp sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, tờ khai và quyết toán thuế lưu giữ tại ĐTNT, đối chiếu với các báo cáo đã gửi đến cơ quan thuê để thực hiện kiểm tra sơ bộ về: Tên và địa chỉ của ĐTNT; Mã số thuế của ĐTNT; Ngành nghề kinh doanh; Dấu chữ ký của người có thẩm quyền hợp pháp (giám đốc, kế toán trưởng; Số lượng các loại báo cáo theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp; Loại báo cáo này là báo cáo riêng của doanh nghiệp, báo cáo tổng hợp hay là báo cáo hợp nhất của công ty mẹ hoặc tập đoàn; Ngày, tháng, năm lập báo cáo; Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo... Bên cạnh đó, kiểm tra mối liên hệ giữa các căn cứ để lập số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo thuế như thế nào?

Muốn kiểm tra chính xác thì công chức thanh tra phải thực hiện việc đối chiếu, ghi chép về số học giữa báo cáo tài chính với sổ sách kế toán tổng hợp.

Tiếp theo, công chức thanh tra thuế thực hiện so sánh với kết quả đã phân tích các chỉ tiêu tổng hợp trên báo cáo tài chính và báo cáo thuế:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

Tiến hành so sánh với kết quả phân tích đã tiến hành tại cơ quan thuế, tìm ra những biến động bất thường và yêu cầu ĐTNT giải thích đưa ra các bằng chứng để chứng minh. Sau đó phân tích ngang báo cáo tài chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu. Phân tích dọc chính là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ sổ thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận. Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Đây chính là điều kiện để so sánh được của chỉ tiêu.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: Công chức thanh tra, thực hiện phân tích biến động của các khoản mục báo cáo kết quả kinh doanh của ĐTNT.

Sau khi phân tích xong, trước khi trình quyết định thanh tra doanh nghiệp (DN), công chức thanh tra Tổng cục Thuế phải thực hiện các bước theo sơđồ 4.2 sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Sơ đồ 4.2 - Mô tả các bước để tiến hành một cuộc thanh tra

Chọn đề tài Kế hoạch khảo sát Tiến hành khảo sát Báo cáo khảo sát Ra quyết định thanh tra Bước 1: chuẩn bị Bước 2: Tiến hành thanh tra Bước 3: Kết thúc thanh tra

Sau thanh tra

Làm việc với

đơn vị liên quan Thu thập tài liệu

thông tin bằng kênh khác

Người ra quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

Trên đây là một số kỹ năng thanh tra cơ bản mà công chức thanh tra cần có, Vụ thanh tra Tổng cục Thuế đã có tài liệu phổ biến cho tất cả các công chức thanh tra để bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt cho công việc. Bên cạnh đó, Vụ thanh tra còn có tài liệu về kỹ năng thanh tra các loại thuế, sắc thuế. Từ đó, công chức thanh tra thuế sẽ dễ dàng phát hiện được những nghiệp vụ kế toán phản ánh không trung thực như dấu doanh thu từ đó trốn thuế và gây thất thoát cho nguồn thu của NSNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)