Nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 76)

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều yếu tố tích cực, song cũng không ít yếu tố tiêu cực, công chức thanh tra, nhất là thanh tra thuế luôn tiếp xúc và đối mặt với những thách thức, mặt trái, tiêu cực, nhiều yếu tố cám

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

dỗ, nếu không có sự kiên định lập trường, tư tưởng, thiếu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp rất dễ bị sa ngã, thoái hóa, biến chất. Hơn thế nữa đòi hỏi người công chức thanh tra phải là người tận tụy, trung thành với Đảng, Tổ Quốc và nhân dân, phải luôn nêu cao đức tính “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” như Bác Hồ đã dạy. Trong bất luận trường hợp nào người thanh tra nhân dân phải biết “giữ mình”, không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, phải hết lòng hết sức phụng sự nhân dân. Trong giao tiếp công tác phải có thái độ cử chỉ đúng mực, có tác phong làm việc phù hợp. Xuất phát từ đòi hỏi đó, Tổng cục Thuế luôn coi trọng việc trau dồi phẩm chất đạo đức cho công chứcthanh tra, tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, uốn nắn tác phong, thái độ của công chức trong thi hành nhiệm vụ, cũng như nâng cao biện pháp kỷ luật lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức, tác phong nghề nghiệp. Ngoài những quy định chung của nhà nước đối với công chức và công chức thanh tra, cơ quan Tổng cục Thuế còn ban hành các quy định riêng, các quy chế nội bộ đối với công chức thanh tra thuế. Hằng năm hay định kỳ trong quý, trong tháng hoặc thậm chí sau các đợt công tác dài tại cơ sở, địa phương cơ quan đều có tổng kết rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng sai trái. Tất cả những quy định liên quan đến đạo đức tác phong, nghề nghiệp, thái độ ứng xử trong công việc đều được trưởng đoàn phổ biến, quán triệt nhắc nhở trong từng chuyến công tác. Cơ quan sẵn sàng kỷ luật nghiêm khắc, thậm chí sa thải đối với các công chức vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan. Nhờ có những biện pháp tích cực trên mà từ trước đến nay chưa có công chức thanh tra Tổng cục Thuế nào vi phạm và bị xử lý kỷ luật.

Trong thời gian qua, Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường quản lý công chức, nâng cao ý thức pháp luật, kỷ cương, kỷ luật: triển khai xây dựng văn hóa, văn minh, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng tiêu chuẩn, đạo đức, lối sống (10 Điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

kỷ luật đối với công chức, viên chức ngành Thuế; các tiêu chuẩn cần “xây” và những điều cần “chống”; Quy định văn hoá công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành Thuế); tổ chức “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kết hợp với việc từng bước chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho công chức. Chẳng hạn một trong 10 điều kỷ luật của công chức thuế là: “Rèn luyện tinh thần đoàn kết với đồng nghiệp, tinh thần hợp tác với các cấp, các ngành, các bộ phận trong quá trình tổ chức phối hợp công tác, triển khai kiểm tra quản lý thu thuế. Nghiêm cấm công chức thuế cục bộ, bản vị, thiếu tinh thần xây dựng, hợp tác trong quá trình phối hợp công tác, dẫn đến gây thiệt hại cho công tác chung”.

Phần lớn các công chức thanh tra thuế hiện nay đều hiểu rằng công việc sẽ không thành công nếu không có sự tham gia đóng góp tự nguyện của các đối tượng nộp thuế. Vì vậy công chức thuế đã có nhiều thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm trong giao tiếp, ứng xử với người nộp thuế. Họ đã cố gắng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, cố gắng đối xử với người nộp thuế tốt hơn, tôn trọng hơn, dân chủ hơn, khéo léo và thoải mái hơn. Những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch đối với nhân dân và đối tượng nọp thuế trong quan hệ giao tiếp, nay đã giảm đi rõ rệt. Uy tín của phần lớn công chức thuế được nâng lên.

Trong quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp, công chức thanh tra thuế vẫn giữ được trật tự trên dưới và quan niệm về phúc đức trong ứng xử, luôn có niềm tin vào lý tưởng cách mạng của Đảng, có động cơ và đạo đức trong sáng, có tinh thần đoàn kết và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

4.2.3. Nâng cao khả năng thích ứng công việc

Thích ứng với công việc môi trường và điều kiện là đòi hỏi đối với bất cứ người công chức nào, đặc biệt là đối với công chức thanh tra. Trong điều kiện trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý phát triển nhanh chóng, nếu không vận động thích ứng sẽ bị lạc hậu hay tụt hậu không đáp ứng và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

thích ứng với yêu cầu. Bởi vậy, công chức thanh tra, trước hết phải tự ý thức, tự giác trong việc học tập nâng cao trình độ, trau dồi phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tự trang bị cho mình các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc bao gồm cả kỷ năng cứng và kỹ năng mềm để có thể hòa đồng vào cuộc sống công tác và sinh hoạt. Tổng cục thuế luôn đánh giá năng lực thực tế của công chức thanh tra trong cơ quan để cất nhắc bổ nhiệm công việc. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đã có những thay đổi tích cực về nhận thức, coi trọng việc đánh giá năng lực thực tế, khả năng hoàn thành công việc, cũng như khả năng thích ứng với công việc sự thay đổi môi trường công việc, mà ít coi trọng bằng cấp.

Để đánh giá chính xác về thực hiện công việc của công chức thanh tra, Tổng cục Thuế đã xây dựng được bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ thực thi công việc và bản tiêu chuẩn hoàn thành công việc. Bảng 4.11 minh họa bản mô tả, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn hoàn thành công việc đối với công chức thanh tra viên 1 của thanh tra Tổng cục Thuế.

Bảng 4.10. Mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn hoàn thành công việc đối với công chức là thanh tra viên 1 của thanh tra Tổng cục Thuế

1. Mô tả công việc

Tổ chức phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp; Xác định các lĩnh vực rủi ro để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm đối với các doanh nghiệp; Trực tiếp hoặc hỗ trợ các Cục Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế đối với các doanh nghiệp theo kế hoạch đã được duyệt hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo và giám định về thuế theo sự phân công của Chánh Thanh tra;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

2

Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ thực thi công việc

1. Năng lực

- Nắm bắt được những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển của ngành; có kiến thức tổng quát về thuế, ngành Thuế; các nội dung về các sắc thuế hiện hành; các nội dung về luật Quản lý thuế.

- Nắm rõ thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế soạn thảo.

- Nắm vững luật thanh tra, các nguyên tắc kế toán, luật thuế, kỹ năng thanh tra, phân tích và xác định vấn đề cần thanh tra, khă năng viết báo cáo.

- Có khả năng tiếp cận với các chương trình ứng dụng tin học của ngành thuế trên máy tính.

2. Kỹ năng: Thanh tra

3 Tiêu chuẩn hoàn thành công việc

1. Nội dung đánh giá:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: 10 điểm

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: 10

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 25 - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ: 30 - Thái độ phục vụ nhân dân: 20

2. Đánh giá:

-Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Đạt từ 95 điểm trở lên

-Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Đạt từ 90 đến dưới 95 điểm -Hoàn thành nhiệm vụ: Đạt từ 80 đến dưới 90 điểm. -Không hoàn thành nhiệm vụ: Đạt dưới 80 điểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Để giúp công chức thích ứng với công việc, sự thay đổi của môi trường công việc, Tổng cục Thuế thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, tăng cường bổ sung và trang bị các kiến thức và kỹ năng mềm cho đội ngũ công chức thanh tra như: Kiến thức về tin học, kiến thức về ngoại ngữ, các kỹ năng ứng xử, giao tiếp và gần đây là kỹ năng làm việc nhóm. Tổng cục Thuế luôn động viên, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để công chức thanh tra đào tạo, học tập nâng cao trình độ. Để tăng cường giao tiếp học hỏi kinh nghiệm Tổng cục Thuế đã bố trí để nhiều đoàn công chức được đi học tập, tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực và trên thế giới trong nhiều lĩnh vực trong đó có nghiệp vụ về thanh tra. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học, hội nghị, tập huấn để giúp công chức cập nhật các kiến thức mới.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng tổ chức các hội thi, hội diễn với các chủ đề liên quan đến tình huống giải quyết công việc thực tế. Chẳng hạn, cuộc thi “tìm hiểu về chính sách thuế”, “người thanh tra giỏi”, gắn vời cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nhìn chung công chức thanh tra thuế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tính thích ứng khá cao, phối hợp công tác để thực thi công vụ. Tuy nhiên, khả năng làm việc theo nhóm của một bộ phận công chức còn chưa tốt, còn có tâm lý ỷ lại người đứng đầu nhóm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)