Khái quát về Tổng cục Thuế và thanhtra Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 44)

3.1.1. Đặc điểm cơ bản của Tổng cục Thuế Việt Nam

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1990, cùng với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã phát triển nhanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước cũng chủ trương thực hiện cải cách thuế, bắt đầu áp dụng một hệ thống thuế thống nhất (gồm 9 sắc thuế) đối với mọi thành phần kinh tế. Để thống nhất công tác quản lý thu thuế trong cả nước, phù hợp với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 7/8/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 281/HĐBT về việc thành lập Hệ thống thu thuế Nhà nước trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan thu trực thuộc Bộ Tài chính: Cục Thu quốc doanh, Cục Thuế Công thương nghiệp, Vụ Thuế Nông nghiệp. Hệ thống thu thuế Nhà nước (gọi chung là Tổng cục Thuế) là hệ thống dọc, trực thuộc Bộ Tài chính.

Nhằm tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách hành chính thuế, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế của cơ quan Thuế trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 04/11/1998 chỉ đạo tiếp tục cải cách hệ thống thuế Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/2003/QĐ- TTg ngày 28/10/2003 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Nghị định số 281/HĐBT. Theo đó, tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp được cơ cấu lại chủ yếu quản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

lý theo đối tượng (Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh...) kết hợp quản lý theo sắc thuế (thuế thu nhập cá nhân; phí, lệ phí và thu khác).

Thực hiện Chiến lược cải cách, hiện đại hoá hệ thống Thuế đến năm 2010 đã được Bộ Chính trị thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và đáp ứng yêu cầu quản lý mới theo quy định của Luật Quản lý thuế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, thay thế Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003. Theo đó, kể từ ngày 01/7/2007, tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp đã chuyển đổi hoàn toàn theo mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng.

Ngày 28/9/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 115/2009/QĐ- TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg. Về cơ bản, Quyết định 115/2009/QĐ-TTg giữ nguyên các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế và xác định mô hình tổ chức ngành thuế là quản lý theo chức năng, chỉ thay đổi tên gọi của một số đơn vị thuộc Tổng cục Thuế.

Theo đó, bộ máy tổ chức ngành thuế đã được kiện toàn và sắp xếp lại có những bước chuyển đổi rõ rệt, sâu sắc theo mô hình quản lý theo chức năng.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế

Tính đến 31/12/2013, Tổng cục Thuế gồm 18 Vụ, đơn vị; quản lý 822 công chức, viên chức và người lao động, gồm: Vụ Thanh tra; Vụ Kiểm tra nội bộ; Vụ Tổ chức công chức; Vụ Kê khai và Kế toán; Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Vụ Tuyên truyền hỗ trợ; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Tài vụ Quản trị; Văn phòng; Vụ Chính sách; Vụ Pháp chế; Vụ Dự toán thu thuế; Vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn; Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Ban Cải cách và Hiện đại hoá; Cục Công nghệ Thông tin; Trường Nghiệp vụ thuế; Tạp chí Thuế.

đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg

3.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế trực là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa trên phạm vi toàn quốc, bao gồm các khoản: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thuế có nhiệm vụ chỉ đạo quản lý thu trong toàn hệ thống, không trực tiếp tổ chức hành thu. Gồm các nhiệm vụ chính sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế theo phân cấp của Bộ Tài chính. Hướng dẫn tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước;

- Nghiên cứu, xây dựng các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực các quy trình, biện pháp nghiệp vụ, quản lý biên chế, kinh phí bảo đảm thống nhất trong toàn ngành.

- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ, và nhiệm vụ quản lý thuế nội địa trên phạm vi toàn quốc.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)