Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 85)

4.3.2.1. Số lượng công chức làm công tác thanh tra còn mỏng

Mặc dù đã có phương hướng đào tạo và bổ sung song số lượng công chức thanh tra còn mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra. Thanh tra Tổng cục Thuế chỉ có 60 người trên tổng số gần 600 công chức thanh tra. Số lượng biên chế này sẽ quá mỏng so với chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục là thanh tra, kiểm tra đối với hàng trăm nghìn đối tượng nộp thuế. Đồng thời, Vụ Thanh tra còn có nhiệm vụ phối hợp với các vụ khác xây dựng chính sách thuế, vì thế số lượng công chức thanh tra thuế còn rất yếu và thiếu.

4.3.2.2. Việc điều động, luân phiên, luân chuyển công chức làm công tác thanh tra chưa hợp lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

chuyên sâu, chuyên nghiệp, có nghiệp vụ thanh tra và kinh nghiệm công tác. Theo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, công chức làm công tác thanh tra thường đã được trải qua công việc tại các bộ phận khác nhau như: Bộ phận Kê khai; Bộ phận Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế;...Mặt khác, việc điều động các công chức làm công tác thanh tra thường được thực hiện trong cùng hệ thống thanh tra hoặc giữa các bộ phận làm công tác thanh tra nhằm tăng cường và củng cố trình độ, tính chuyên sâu, chuyên nghiệp. Thực tế, xuất phát từ công tác tổ chức công chức, công chức làm công tác thanh tra Tổng cục thường luân chuyển giữa các phòng, bộ phận làm cho tổ chức thiếu sự ổn định và gây khó khăn trong việc chuẩn hoá công chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động thanh tra.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là việc các cấp lãnh đạo chưa quan tâm thoả đáng đến vị trí, vai trò của thanh tra trong bộ máy quản lý của mình.

4.3.2.3. Năng lực, trình độ quản lý thuế còn có những điểm chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học

- Một số công chức thanh tra thuế còn chưa chịu trau dồi kinh nghiệm cũng như phương pháp kỹ năng thanh tra, chưa chịu mày mò học hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như tu dưỡng đạo đức và tác phong của một công chức thanh tra. Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế.

- Trình độ tin học của một số công chức thanh tra thuế trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc soạn thảo văn bản chưa được đào tạo kỹ năng để khai thác cập nhật thông tin của đối tượng nộp thuế... Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

- Một bộ phận công chức thanh tra thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của công chức thanh tra thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.

- Hạn chế về trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm, phát hiện sai phạm mà chưa nâng lên thành nhận định đánh giá để dự báo chính xác tình hình; kiến nghị đề ra các phương án tối ưu về quản lý chưa nhiều; để nâng cao nghiệp vụ, phần lớn còn hạn chế về ngoại ngữ, chưa tiếp cận, sử dụng thành thạo được các kỷ thuật hiện đại trong các hoạt động chuyên môn, kỷ thuật nhất là trong lĩnh vực thanh tra xây dựng cơ bản; thanh tra trong lĩnh vực chuyển giá; thanh tra trong lĩnh vực dầu khí, ngân hàng,...

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên có cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất theo chúng tôi đó là hoạt động công vụ: nhiều công chức thanh tra chưa bám sát thực tiễn, còn thụ động. Chuyên môn, nghiệp vụ của công chức thanh tra nhìn chung chưa cao; công chức thanh tra chưa thật sự kiên quyết, dũng cảm trong đấu tranh chống các loại tội phạm; phong cách làm việc chưa khoa học, chưa có sự phối hợp để xây dựng phương án hoạt động. Một số công chức thanh tra chưa biết dựa vào quần chúng, các tổ chức Đảng để tăng cường tính hiệu quả, nên kết quả đạt được còn khiêm tốn.

4.4. Giải pháp nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)