năm 2020
Trong những năm qua, hệ thống cơ quan Thanh tra thuế ở Trung ương được mở rộng thêm và sắp xếp lại cho phù hợp để giúp Tổng cục thực hiện các chức năng quản lý của mình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
Thanh tra Tổng cục Thuếđưa ra mục tiêu như sau:
Thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng trên cơ sở lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra chính xác theo phương pháp đánh giá rủi ro. Xử lý nghiêm các trường hợp đã phát hiện nhằm răn đe, ngăn ngừa người nộp thuế có hành vi gian lận, trốn thuế.
Xây dựng phương pháp thanh tra, kiểm tra dựa trên phân tích thông tin Người nộp thuế, điều chỉnh cơ cấu cuộc thanh tra, kiểm tra: tăng thời gian phân tích hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế, giảm thời gian trực tiếp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế. Tránh phiền hà cho doanh nghiệp nhưng tăng tỷ lệ số vi phạm phát hiện và số thuế truy thu cho Ngân sách nhà nước theo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế.
Xây dựng tổ chức, bộ máy và công chức thanh tra thuế chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính góp phần vào việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước; nâng cao tính chiến đấu và khả năng chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống thất thoát, lãng phí.
Hội nhập kinh tế ngày càng tăng cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, là một kênh quan trọng để thúc đẩy phát triên nguồn nhân lực. Quá trình hội nhập tạo điều kiện cho nguồn nhân lực của ngành thuế nói chung và Vụ Thanh tra nói riêng tiếp cận được các kiến thức, kinh nghiệm kỹ năng quản lý thuế tiên tiến của các nước trong khu vực cũng như trên thuế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và hình thành nền kinh tế thị trường đã góp phần tạo nên năng lực của công chức thanh tra thuế ngày càng cao.
Nhiệm vụ cơ bản đối với công chức thanh tra Tổng cục Thuế
Kiện toàn bộ máy và hoạt động của thanh thuế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, bảo đảm bộ máy thanh tra thuế đủ mạnh cả về số lượng, năng lực và thẩm quyền. Phân định rõ trách nhiệm công chức thanh tra, có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác, đặc biệt trong phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.
Xây dựng và tăng cường năng lực đội ngũ công chức thanh tra thuế theo yêu cầu chuẩn hoá, có phẩm chất tốt, đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thuế.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, gắn bó và phục vụ nhân dân; đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Tăng cường trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra thuế.
Cải thiện về đời sống vật chất cho công chức thanh tra nhằm nâng cao năng lực đời sống đảm bảo thể lực cho công chức thanh tra để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Xuất phát từ bối cảnh, yêu cầu, mục tiêu nêu trên, để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra thuế đến năm 2020, cần xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ từ khâu kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực công chức; đến việc hoàn thiện hệ thống thể chế, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thanh tra.
Xu hướng hiện đại hoá công tác quản lý thuế nói chung và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng là yêu cầu rất cấp bách.
Nhận thức được yêu cầu và thách thức trong giai đoạn phát triển mới, ngành thuế Việt Nam đã xây dựng chiến lược cải cách thuế toàn diện đến năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81
2020, với mục tiêu là "Xây dựng ngành thuế Việt Nam tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp để đảm bảo công bằng, minh bạch và thực thi tốt pháp luật thuế, ổn định và phát triển nguồn thu cho NSNN nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; quản lý thuế hiệu lực, hiệu quả theo các chuẩn mực quốc tế để phục vụ tốt đối tượng nộp thuế, tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế". Chiến lược đã được Bộ Chính trị thông qua và được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt. Chiến lược cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế đến năm 2020, trong đó chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những trọng tâm quan trọng của ngành thuế.
Trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới, vừa đảm bảo phù hợp với chiến lược cải cách thuế; vừa xuất phát từ yêu cầu khắc phục các tồn tại hạn chế và vượt qua các thách thức nêu trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Việt Nam phải được cải cách và hiện đại hoá toàn diện, sâu rộng và triệt để trong giai đoạn tới.