Theo Luật thanh tra hiện hành thì công chức thanh tra phải có trình độ tối thiểu là đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó; Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra; Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
Qua số liệu thống kê của Phòng Tổng hợp Vụ Thanh tra, ta thấy hầu hết công chức thanh tra đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Riêng trình độ quản lý nhà nước, Tổng cục Thuế có hướng đào tạo toàn bộ theo chỉ tiêu từng năm. Chúng ta xem bảng số liệu 4.2 dưới đây:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
Bảng 4.2. Thống kê trình độ
CMNV, LLCT, QLNN của công chức thanh tra thuế 3 năm (2011 đến 2013) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 1. Theo ngạch CC + Chuyên viên chính 10 18 11 19 15 25 110 136 + Thanh tra viên chính 5 9 6 10 6 10 120 100
+ Thanh tra viên 10 18 12 21 12 20 120 100
+ Chuyên viên 30 55 29 50 27 45 96 93 2. Theo trình độ CM + Tiến sỹ 1 2 1 1 1 2 100 100 + Thạc sỹ 10 18 13 22 16 27 130 123 + Cử nhân 44 80 44 77 43 71 100 97 3. Theo trình độ QLNN
+ Chuyên viên cao cấp 4 7 4 7 5 8 100 125
+ Chuyên viên chính 13 24 15 26 18 30 115 120 + Chuyên viên 37 67 38 66 37 62 102 97 + Cao - Trung cấp 1 2 1 1 0 100 0 4. Theo trình độ LLCT + Cao cấp 4 7 4 7 5 8 100 125 + Trung cấp 50 91 52 90 52 87 104 100 + Sơ cấp 1 2 2 3 3 5 200 150 5. Theo trình độ Tin học + A 7 13 8 14 10 17 114 125 + B 48 87 50 86 50 83 104 100 6. Theo trình độ NN + Cử nhân 2 4 2 3 3 5 100 150 + Anh A 2 4 2 3 1 2 100 50 + Anh B 15 27 10 17 10 17 66 100 + Anh C 36 65 44 77 46 76 122 104
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
Nhiều năm gần đây, Tổng cục Thuế đã có những bước thay đổi đáng kể trong việc tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng được nâng cao, đầu vào tuyển dụng là công chức có trình độ từ đại học trở lên. Sau khi được tuyển dụng, công chức còn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ về thuế. Qua đó năng lực công chức đã ngày càng được nâng cao hơn.
Tổ chức bộ máy thanh tra Tổng cục Thuế chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác thanh tra thuế. Lực lượng công chức thanh tra thuế chuyên trách của Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế năm 2011 mới chiếm khoảng 8.5%; năm 2012 chiếm khoảng 10,2% và năm 2013 khoảng 11,4% tổng số công chức viên chức trong trong Tổng Cục. Ở các nước trong khu vực và thế giới thường từ 30% đến 35% (theo số liệu điều tra của Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thuế Tổng cục Thuế).
Hình 4.1 - Tỷ lệ công chức thanh tra thuế từ năm 2011-2013
Qua biểu đồ ta thấy, mặc dù tỷ lệ công chức thanh tra thuế có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng còn thấp. Cần phải bổ sung mạnh về số lượng và năng lực công chức thanh tra thuế để đáp ứng tốt yêu cầu cải cách ngành thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
Về trình độ, năm 2013 71% công chức thanh tra thuế có trình độ đại học; tỷ lệ công chức có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ lần lượt là 2% và 27%. Mỗi công chức thanh tra thuế đã tự giác trau dồi và hoàn thiện kiến thức cũng như bằng cấp để có thể đáp ứng được nhiệm vụ và tiêu chuẩn đặt ra của Tổng cục. Song về thực tế, có một số công chức Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế vẫn còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng để thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kỹ năng phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp cũng chưa đủ để có điều kiện phát hiện các gian lận về thuế còn chưa chuyên nghiệp, chuyên sâu.
Hình 4.2- Tỷ lệ công chức thanh tra thuế theo trình độ chuyên môn năm 2013
Hiện nay, số lượng công chức Vụ Thanh tra được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước để được cấp thẻ thanh tra theo quy định của ngành chiếm khoảng 30%, đó là con số không lớn. Số công chức học xong lớp nghiệp vụ thanh tra đã được chuyển sang ngạch thanh tra chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại đa phần chưa được chuyển ngạch do luật thanh tra thay đổi nên tạm dừng việc cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
thẻ thanh tra chuyên ngành. Do đó, sau khi đã được đào tạo lớp nghiệp vụ thanh tra nhưng nhiều công chức không được cấp thẻ thanh tra. Đây cũng là thiệt thòi lớn và cũng là trở ngại khi công chức Thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện công tác thanh tra. Bên cạnh đó công chức thanh tra thuế còn một số hạn chế sau:
+ Một số công chức không phải cử nhân đại học chính quy thuộc chuyên ngành: Kinh tế, tài chính, kế toán; chưa có ngoại ngữ trình độ B trở lên cũng được tuyển vào làm công chức thanh tra.
+ Một số công chức mới tuyển dụng vào năm 2009 đã được sắp xếp vào làm công tác thanh tra nhưng chưa nắm vững chính sách thuế; thủ tục về thuế; chế độ tài chính doanh nghiệp; chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; chế độ xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế...
+ Hầu hết công chức làm công tác thanh tra chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra nhất là kỹ năng thanh tra thuế. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.