Một số kinh nghiệm của các nước về nâng cao năng lực công chứcthanh tra

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 40)

giúp Cục trưởng thực hiện chức năng thanh tra thuế;

- Tại Chi cục Thuế hiện nay chưa được thành lập Bộ phận thanh tra thuế; việc thanh tra người nộp thuế trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều do thanh tra Cục Thuế đảm nhiệm.

Bộ máy tổ chức thanh tra ngành Thuế đã hoạt động và đạt được những kết quả rất khả quan: Đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế được tăng cường về số lượng và chất lượng, trình độ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra đã được nâng lên. Chất lượng và hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra được nâng cao, các hành vi vi phạm pháp luật của người nộp thuế cũng như của công chức, viên chức thuế đã được phát hiện và xử lý kịp thời góp phần vào việc chống thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và tính tuân thủ của đội ngũ công chức, viên chức thuế. Với việc kiện toàn tổ chức và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, Tổ chức thanh tra ngành Thuế đã góp phần vào công cuộc cải cách nền hành chính, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, xã hội, là công cụ đáng tin cậy giúp lãnh đạo ngành Thuế ổn định tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác thuế, góp phần vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế.

2.7. Một số kinh nghiệm của các nước về nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế thanh tra thuế

2.7.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới (Mỹ, Thuỵ Điển, Anh, Hungari, Malaysia, Trung Quốc....) khi thực hiện cơ chế tự tính thuế tự nộp thuế đều xác định công tác thanh tra, điều tra thuế là công cụ quan trọng nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

trong việc giám sát sự tuân thủ pháp luật về thuế; chống thất thu thuế và ngăn chặn răn đe các đối tượng trốn thuế có hiệu quả cao nhất. Các nước này đều quan tâm đầu tư công tác thanh tra thuế từ việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp và bổ sung nguồn nhân lực; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác thanh tra; trang bị phương tiện làm việc, xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác thanh tra, xây dựng kho dữ liệu về hoạt động kinh doanh của đối tượng nộp thuế... để công tác thanh tra thuế đạt hiệu quả nhất. Thậm chí có những nước còn thành lập cảnh sát thuế nhằm tăng cường quyền lực trong việc giám sát sự tuân thủ pháp luật về thuế (Mỹ, Malaysia, ....).

2.7.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia

Công tác kiểm tra, thanh tra thuế có hiệu quả, tại Malaysia không chỉ dừng lại theo chức năng kiểm tra thuế thông thường mà chủ yếu tập trung vào công tác điều tra phát hiện và xử lý các trường hợp trốn lậu thuế có tính chất nghiêm trọng, truy thu thuế vào ngân sách nhà nước. Để nâng cao năng lực công chức thanh tra, Malaysia tập trung nâng cao khả năng cho công chức về tổ chức, thu thập các thông tin từ nội bộ ngành thuế, người tố giác, người khai báo, báo chí…để phát hiện các trường hợp, các khả năng trốn thuế; đào tạo và bồi dưỡng công tác điều tra nghiệp vụ trên có sự phối hợp trên toàn quốc hoặc quy mô quốc tế; nâng cao năng lực kiểm tra, đối chứng để quy phạm hành vi trốn thuế; Khởi tố, truy tố, phạt hành chính, kiến nghị phạt hình sự đối với các hành vi trốn thuế; Bắt giữ tài sản, phong toả tài sản, truy thu cho ngân sách. Từ kinh nghiệm thanh tra kiểm tra rất chuyên nghiệp của họ đã tạo cho mỗi công chức làm công tác thanh tra một lối làm việc cũng như tác phong rất tinh nhuệ. Chúng ta cần phải học tập nước bạn.

2.7.1.2 Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ chú trọng tới nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành công nghiệp cũng như xu hướng gia tăng của đối tượng nộp thuế để lựa chọn công tác thanh tra kiểm tra (phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Hàng năm để tiến hành công tác thanh tra kiểm tra có kết quả các công chức thanh tra ở Mỹ cần thực hiện công tác đánh giá rủi ro để lựa chọn đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Đây là bước tất yếu cần phải thực hiện để tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra và dựa trên các tiêu chí: (1) Đảm bảo tính công bằng. (2) Tính điểm DIF Hệ thống tính điểm dựa trên phương pháp phân tích thống kê sử dụng nhiều biến số có liên quan đến nhau (Ví dụ: thu nhập, quy mô tài sản, và một số đặc tính của tờ khai) để ra các kết quả logic là số thuế phải nộp sẽ dao động trong khoảng bao nhiêu. (3) Chương trình ưu tiên thanh tra để chú trọng vào thanh tra đối với những đối tượng có nhiều nghi ngờ. (4) Kết quả chương trình nghiên cứu quốc gia sau đó đối chiếu với các thông tin lưu trữ về đối tượng nộp thuế để từ đó phân tích và phân loại các nghi vấn để ra các quyết định kiểm tra, thanh tra theo nguồn lực công chức hiện có.

Chương trình thanh tra kiểm tra là chương trình phổ biến nhất và huy động nhiều công chức nhất. Công tác thanh tra kiểm tra được thực hiện dưới hai hình thức:

+ Thư từ trao đổi: Trong trường hợp vấn đề nghi vấn, cần kiểm tra đơn giản và phạm vi hẹp, có thể đưa ra kết luận trong vài giờ, không cần xem kỹ số sách chứng từ.

+ Kiểm tra, thanh tra trực tiếp: Trong trường hợp vấn đề phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, có thể mất vài tuần. Nhằm sử dụng nguồn lực công chức có hiệu quả hơn, các công chức được huy động kiểm tra, thanh tra trực tiếp phải ở trình độ cao hơn các công chức thực hiện kiểm tra qua thư từ trao đổi.

2.7.2. Bài học rút ra đối với Thanh tra Tổng cục Thuế

Thanh tra Tổng cục Thuế là đơn vị tham mưu giúp Tổng cục Thuế chỉ đạo, hướng dẫn và trực tiếp thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong phạm vi toàn quốc, thường tập trung vào thanh tra các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có tính liên kết; các doanh nghiệp có tính hoàn thuế nhiều,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

thường xuyên; các doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước. Trong những năm qua, công tác thanh tra của Tổng cục Thuế luôn được quan tâm và tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ công chức. Tuy nhiên, kết quả công tác thanh tra chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Hàng năm, số cuộc thanh tra mới chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,8% số doanh nghiệp (không kể số cuộc kiểm tra). Nguyên nhân chủ yếu này do nguồn lực thanh tra còn mỏng và thời hạn cho mỗi cuộc thanh tra dài, theo quy định là 30 ngày làm việc thực tế, chưa kể thời gian công chức thanh tra trình Tổng cục ban hành các Kết luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế sau thanh tra.

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra phù hợp với nguồn lực hiện có, cần nghiên cứu kinh nghiệm của Malaysia và Mỹ trong việc nâng cao năng lực của công chức thanh tra theo hướng tập trung nâng cao năng lực thu thập thông tin từ người nộp thuế; nâng cao năng lực phân tích rủi do để lựa chọn các doanh nghiệp thanh tra, các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Việc nâng cao năng lực công chức trong phân tích rủi ro giúp cơ quan Tổng cục Thuế tập trung nguồn lực, tập trung thanh tra trúng và đúng các doanh nghiệp có khả năng gây thất thu thuế cao, tránh thanh tra dàn trải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Tổng cục Thuế và thanh tra Tổng cục Thuế

3.1.1. Đặc điểm cơ bản của Tổng cục Thuế Việt Nam

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1990, cùng với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã phát triển nhanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước cũng chủ trương thực hiện cải cách thuế, bắt đầu áp dụng một hệ thống thuế thống nhất (gồm 9 sắc thuế) đối với mọi thành phần kinh tế. Để thống nhất công tác quản lý thu thuế trong cả nước, phù hợp với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 7/8/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 281/HĐBT về việc thành lập Hệ thống thu thuế Nhà nước trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan thu trực thuộc Bộ Tài chính: Cục Thu quốc doanh, Cục Thuế Công thương nghiệp, Vụ Thuế Nông nghiệp. Hệ thống thu thuế Nhà nước (gọi chung là Tổng cục Thuế) là hệ thống dọc, trực thuộc Bộ Tài chính.

Nhằm tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách hành chính thuế, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế của cơ quan Thuế trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 04/11/1998 chỉ đạo tiếp tục cải cách hệ thống thuế Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/2003/QĐ- TTg ngày 28/10/2003 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Nghị định số 281/HĐBT. Theo đó, tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp được cơ cấu lại chủ yếu quản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý theo đối tượng (Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh...) kết hợp quản lý theo sắc thuế (thuế thu nhập cá nhân; phí, lệ phí và thu khác).

Thực hiện Chiến lược cải cách, hiện đại hoá hệ thống Thuế đến năm 2010 đã được Bộ Chính trị thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và đáp ứng yêu cầu quản lý mới theo quy định của Luật Quản lý thuế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, thay thế Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003. Theo đó, kể từ ngày 01/7/2007, tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp đã chuyển đổi hoàn toàn theo mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng.

Ngày 28/9/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 115/2009/QĐ- TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg. Về cơ bản, Quyết định 115/2009/QĐ-TTg giữ nguyên các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế và xác định mô hình tổ chức ngành thuế là quản lý theo chức năng, chỉ thay đổi tên gọi của một số đơn vị thuộc Tổng cục Thuế.

Theo đó, bộ máy tổ chức ngành thuế đã được kiện toàn và sắp xếp lại có những bước chuyển đổi rõ rệt, sâu sắc theo mô hình quản lý theo chức năng.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thuế

Tính đến 31/12/2013, Tổng cục Thuế gồm 18 Vụ, đơn vị; quản lý 822 công chức, viên chức và người lao động, gồm: Vụ Thanh tra; Vụ Kiểm tra nội bộ; Vụ Tổ chức công chức; Vụ Kê khai và Kế toán; Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Vụ Tuyên truyền hỗ trợ; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Tài vụ Quản trị; Văn phòng; Vụ Chính sách; Vụ Pháp chế; Vụ Dự toán thu thuế; Vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn; Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Ban Cải cách và Hiện đại hoá; Cục Công nghệ Thông tin; Trường Nghiệp vụ thuế; Tạp chí Thuế.

đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg

3.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế trực là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa trên phạm vi toàn quốc, bao gồm các khoản: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thuế có nhiệm vụ chỉ đạo quản lý thu trong toàn hệ thống, không trực tiếp tổ chức hành thu. Gồm các nhiệm vụ chính sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế theo phân cấp của Bộ Tài chính. Hướng dẫn tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước;

- Nghiên cứu, xây dựng các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực các quy trình, biện pháp nghiệp vụ, quản lý biên chế, kinh phí bảo đảm thống nhất trong toàn ngành.

- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ, và nhiệm vụ quản lý thuế nội địa trên phạm vi toàn quốc.

3.1.2. Đặc điểm cơ bản của Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 để thực hiện chính sách thuế, Chính phủ lúc bấy giờ đã thành lập cơ quan thuế vụ, trong đó bao gồm ba bộ phận chính là: Cục thu quốc doanh, Cục thuế công thương nghiệp và Vụ thuế nông nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính. Từ khi thành lập, trong cơ cấu bộ máy tổ chức của cơ quan thuế đã có chức năng thanh tra, kiểm tra thuế.

Trải qua những năm tháng khó khăn, sóng gió, cơ quan thuế đã có nhiều nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công, góp phần đóng góp vào công cuộc kháng chiến, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Những nguồn thuế thu được đã bổ sung và đóng góp tích cực cho nguồn ngân sách quốc gia. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, đặc biệt là sau Đại hội 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, năm 1990 theo Nghị định số 281- HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng 3 vụ, cục của cơ quan thuế được hợp nhất thành Tổng cục Thuế, theo đó chức năng thanh tra thuế cũng được chuyên môn hóa thành, nâng cấp thành Phòng thanh tra trực thuộc Tổng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

cục Thuế, có chức năng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành Thuế.

Sau 13 năm hình thành và phát triển để kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Thuế theo Chiến lược cải cách và Hiện đại hoá hệ thống thuế, theo Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Phòng thanh tra thuế tiếp tục được củng cố và kiện toàn chuyển thành Ban Thanh tra thuộc Tổng cục Thuế.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này ngành thuế chưa được Nhà nước quy định có ngạch công chức thanh tra chuyên ngành, do đó nhiệm vụ thanh tra thuế do công chức ở ngạch chuyên viên thuế thực hiện. Cho đến năm 2007, khi nhà nước ban hành Luật quản lý thuế, cũng như Luật công chức ra đời khi đó mới chính thức có ngạch công chức thanh tra.

Từ khi có Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, căn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 40)