Phẩm chất đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật lao động là yếu tố tối quan trọng tạo nên nhân cách người công chức trong thời đại ngày nay. Trước hết, nó đòi hỏi người công chức phải thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công vô tư” trong hoạt động công vụ. Hơn lúc nào hết, đòi hỏi người công chức phải trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm với công việc được giao, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. Tất cả điều này là thể hiện cái tâm, cái đức của người công chức, thiếu nó không thể trở thành người công chức tốt được, như Bác hồ đã từng dạy: “Đạo đức là cái gốc của người công chức”, “Có tài mà không có đức thì vô dụng”. Bởi vậy việc nâng cao phẩm chất, đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật lao động trong lúc này là hết sức cần thiết, nó bảo đảm định hướng hành vi của người công chức khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
thi hành công vụ. Các tổ chức phải thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật lao động đối với công chức bảo đảm người công chức có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng cách mạng, không chao đảo trước những khó khăn, trung thành với quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân, tôn trọng nhân dân, hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, có trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quan hệ đúng mực với đồng nghiệp; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, biết bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. Đặc biệt, là rèn luyện cho người công chức các kỹ năng giao tiếp và văn hóa giao tiếp được quy định tại điều 16 và 17 của Luật công chức như:
- Phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
- Khi thi hành công vụ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
- Phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Đây là những chuẩn mực đạo đức mà bất kỳ người công chức nào khi thi thành công vụ cũng phải được phổ biến, nắm vững để hành sự cho đúng với tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
phong của công chức. Không những thế mọi tổ chức, đơn vị phải giáo dục và quản triệt đến mọi công chức trong đơn vị những quy định mà cấm công chức viên chức được làm có liên quan đến phẩm chất đạo đức công vụ, cụ thể như:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
Ngoài ra, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, các cơ quan, tổ chức có sử dụng công chức phải có những biện pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá công chức, uốn nắn kịp thời những sai sót, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người có biểu hiện thoái hóa, biến chất, vụ lợi, tham ô, tham nhũng, gây phương hại đến lợi ích chung…