Sự cần thiết phải nâng cao năng lực công chứcthanh tra thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 28)

Thứ nhất, nâng cao năng lực làm việc thực tế của công chức thanh tra để nhằm tới năng suất, hiệu quả, hiệu lực và nâng cao tính chuyên nghiệp. Muốn có một đội ngũ thanh tra giỏi cần được bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ, cần có thực tế, bởi lẽ “trăm hay không bằng tay quen”.

Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở phát triển năng lực thực hiện công việc của công chức. Hạn chế và đi đến xóa hẳn kiểu đào tạo, bồi dưỡng chung chung, không phát triển kỹ năng, ít bổ ích, chỉ tạo ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

những “sản phẩm” nói nhiều làm ít hoặc biết nói một ít mà không biết làm. Thứ hai, tạo niềm tin, động cơ làm việc đúng đắn cho họ trên cơ sở xác định tương lai, con đường thăng tiến, viễn cảnh được đào tạo, bồi dưỡng và con đường phát triển nghề nghiệp của họ. Tương lai không rõ ràng, trước mắt nhiều trái ngang khó thuyết phục được người ta chuyên tâm phục vụ.

Ngành thuế đã và đang từng bước nâng cao năng lực đội ngũ công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức làm công tác thanh tra. Từ khi ngành thuế thực hiện chương trình tổng thể cải cách đến nay, có thể nói, công tác xây dựng, nâng cao năng lực công chức đã có bước tiến bộ. Điều đó thể hiện ở chỗ, công tác quản lý công chức tiếp tục được cải cách theo hướng phân công, phân cấp rõ hơn. Thẩm quyền và trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật công chức được xác định rõ cho người đứng đầu cơ quan hành chính và thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)