Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 52)

3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập dựa trên tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí thuế, báo cáo tổng kết ngành, trang Website của ngành, mạng Interrnet nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới việc nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

năng lực công chức thanh tra thuế. Thu thập tài liệu từ các cơ quan Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về chủ trương chính sách bao gồn các Nghị quyết Trung ương, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính liên quan đến việc nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế.

3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu được thu thập qua điều tra 52 cán bộ Thanh tra Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổng cục Thuế; 65 doanh nghiệp mà Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế Việt Nam đã thanh tra trong giai đoạn 2010 – 2013 và 60 công chức của Vụ Thanh tra cơ quan Tổng cục Thuế Việt Nam. Tác giả tiến hành khảo sát trong vòng 02 tuần, từ ngày 04/7/2014 đến ngày 19/7/2014, tác giả nhận lại được 160 phiếu, chiếm 90.3%. Cụ thể số liệu tác giả nhận lại của từng loại phiếu là:

+ Cán bộ thanh tra Bộ Tài chính và lãnh đạo Tổng cục Thuế là 50 phiếu chiếm 96,1%;

+ Các doanh nghiệp là 60 phiếu, chiếm 92,3%;

+ Công chức của Vụ Thanh tra là 50 phiếu chiếm 83, 3%.

Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn, nhằm lấy ý kiến của các cán bộ và doanh nghiệp. Nội dung điều tra chủ yếu là tìm hiểu đánh giá của cán bộ cấp trên và doanh nghiệp về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực của công chức thanh tra cơ quan Tổng cục Thuế (xem chi tiết ở phụ lục).

Luận văn sử dụng thang đo Likert (mức độ để đo lường sự đánh giá của các cán bộ và doanh nghiệp được điều tra), trong đó 5 là điểm số cao nhất và 1 là điểm số thấp nhất. Với thang đo 5 mức độ, giá trị khoảng cách được tính như sau:

Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểu 5 - 1 Gtb = = = 0.8 n 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Từ đó, giá trị khoảng cách trung bình về các mức độ tương ứng được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Giá trị trung bình và các mức độđánh giá tương ứng Giá trị trung bình Các mức độđánh giá

1.00 - 1.80 Rất yếu 1.81 - 2.60 Yếu 2.61 - 3.40 Trung bình 3.41 - 4.20 Tốt 4.21 - 5.00 Rất tốt 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu thô, tác giả tiến hành sắp xếp theo các chỉ tiêu khác nhau để nghiên cứu mối quan hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu. Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excell.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình nghiên cứu, một số phương pháp chuyên ngành được sử dụng để làm rõ bản chất, nội dung, yêu cầu của nâng cao năng lực của công chức thanh tra thuế.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê thông thường. Nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được; sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai, tần suất, tỷ lệ, ... Mục đích là để mô tả tập dữ liệu đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu qua các thời kỳ (biến động về số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng….). So sánh đối chứng với các giai đoạn trước về năng lực công chức thanh tra thuế.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế được vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung qua tổng hợp, nhận xét, đánh giá các kết quả phân tích về từng nội dung nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu một cách toàn diện các vấn đề có liên quan đến nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế.

3.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Năng lực trình độ của công chức thanh tra thuế:

+ Trình độ học vấn

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ + Kỹ năng nghề nghiệp

+ Kinh nghiệp công tác + Độ tuổi

- Mức độđảm nhận công việc:

+ Khối lượng công việc thực tế hoàn thành so với kế hoạch

- Khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng về sự thay đổi công việc của công chức thanh tra:

+ Tỷ lệ công chức thanh tra thuế đáp ứng tốt sự thay đổi của luật pháp, khoa học công nghệ.

+ Tỷ lệ công chức thanh tra sẵn sàng thay đổi công việc trong tương lai nếu được yêu cầu.

- Phẩm chất, đạo đức tác phong, ý thức kỷ luật.

+ Kiên định với Chủ nghĩa xã hội + Trung thực, không vụ lợi cá nhân + Hiếu với dân, sống có nghĩa có tình + Tác phong của người cán bộ thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng năng lực công chức thanh tra thuế của Tổng cục Thuế

4.1.1. Giới tính, độ tuổi và kinh nghiệm của công chức thanh tra thuế

Năm 2013 Vụ thanh tra Tổng cục Thuế có tổng số 60 công chức thanh tra thuế, trong đó có 37 nam (chiếm 62%), nữ có 23 (chiếm 38%). Cơ cấu trên là hoàn toàn phù hợp. Vì với đặc thù nghề nghiệp phải thường xuyên đi công tác xa và dài ngày, áp lực công việc rất lớn nên nam giới sẽ có điều kiện và phù hợp hơn nữ giới. Tuy nhiên, một số công việc cũng đòi hỏi phải có công chức nữ. hiện nay vẫn có 3 công chức nữ đã quá tuổi, lẽ ra đã được nghỉ chế độ nhưng do nhu cầu công việc, cũng như tận dụng khai thác những khả năng chuyên môn kinh nghiệm của công chức này nên cơ quan vẫn trưng dụng và ký hợp đồng lao động. Theo tác giả đây cũng là điều hoàn toàn hợp lý đối với một số công việc có thể tận dụng được khả năng của những công chức cao tuổi nhưng vẫn có khả năng sức khỏe, cũng như có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và năng lực làm việc.

Qua bảng 4.1 ta thấy công chức thanh tra thuế khá trẻ, tuổi từ 25-35 chiếm 42 % và từ 25-45 có tới 65%. Ở độ tuổi này, đa số công chức được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, sốc nổi, tâm huyết với nghề. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của công chức công chức thanh tra thuế trong tương lai là rất lớn.Tuy nhiên, hiện tại còn có những hạn chế nhất định về thâm niên công tác và kinh nghiệm nghề nghiệp; Chẳng hạn, có tới hơn 1/3 công chức thanh tra thuế có kinh nghiệm làm công tác thanh tra thuế dưới 10 năm. Điều này đòi hỏi Tổng cục Thuế và Vụ thanh tra phải có sự quy hoạch công chức và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm thực tế thanh tra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Bảng 4.1. Tổng hợp công chức thanh tra thuế theo giới tính và độ tuổi

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2012/2011 2013/2012 1. Theo giới tính + Nam 35 64 37 0.64 37 62 105 100 + Nữ 20 36 21 0.36 23 38 105 109 2. Theo độ tuổi + 25 đến 35 19 35 22 38 25 42 115 113 + 36 đến 45 15 27 15 26 14 23 100 93 + 46 đến 55 15 27 15 26 16 27 100 106 + 56 đến 60 6 11 6 10 5 8 100 83 3. Theo số năm làm công tác

thanh tra thuế

+ Dưới 5 năm 2 4 3 5 3 5 150 100 + Từ 5 – 10 năm 16 29 19 33 22 37 118 115 + Từ 11 – 20 năm 30 55 27 47 23 38 90 85 + Từ 21 – 30 năm 7 12 9 15 12 20 128 133

Nguồn: Theo số liệu thống kê của phòng Tổng hợp Vụ Thanh tra - Tổng cục Thuế

Về quy mô biên chế công chức như hiện nay, qua khảo sát và ý kiến của Vụ tổ chức cán bộ cũng như Vụ thanh tra là khá mỏng, không đủ để bao quát tất cả các khu vực, tỉnh thành và địa phương trong cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

4.1.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị

Theo Luật thanh tra hiện hành thì công chức thanh tra phải có trình độ tối thiểu là đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó; Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra; Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

Qua số liệu thống kê của Phòng Tổng hợp Vụ Thanh tra, ta thấy hầu hết công chức thanh tra đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Riêng trình độ quản lý nhà nước, Tổng cục Thuế có hướng đào tạo toàn bộ theo chỉ tiêu từng năm. Chúng ta xem bảng số liệu 4.2 dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Bảng 4.2. Thống kê trình độ

CMNV, LLCT, QLNN của công chức thanh tra thuế 3 năm (2011 đến 2013) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 1. Theo ngạch CC + Chuyên viên chính 10 18 11 19 15 25 110 136 + Thanh tra viên chính 5 9 6 10 6 10 120 100

+ Thanh tra viên 10 18 12 21 12 20 120 100

+ Chuyên viên 30 55 29 50 27 45 96 93 2. Theo trình độ CM + Tiến sỹ 1 2 1 1 1 2 100 100 + Thạc sỹ 10 18 13 22 16 27 130 123 + Cử nhân 44 80 44 77 43 71 100 97 3. Theo trình độ QLNN

+ Chuyên viên cao cấp 4 7 4 7 5 8 100 125

+ Chuyên viên chính 13 24 15 26 18 30 115 120 + Chuyên viên 37 67 38 66 37 62 102 97 + Cao - Trung cấp 1 2 1 1 0 100 0 4. Theo trình độ LLCT + Cao cấp 4 7 4 7 5 8 100 125 + Trung cấp 50 91 52 90 52 87 104 100 + Sơ cấp 1 2 2 3 3 5 200 150 5. Theo trình độ Tin học + A 7 13 8 14 10 17 114 125 + B 48 87 50 86 50 83 104 100 6. Theo trình độ NN + Cử nhân 2 4 2 3 3 5 100 150 + Anh A 2 4 2 3 1 2 100 50 + Anh B 15 27 10 17 10 17 66 100 + Anh C 36 65 44 77 46 76 122 104

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Nhiều năm gần đây, Tổng cục Thuế đã có những bước thay đổi đáng kể trong việc tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng được nâng cao, đầu vào tuyển dụng là công chức có trình độ từ đại học trở lên. Sau khi được tuyển dụng, công chức còn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ về thuế. Qua đó năng lực công chức đã ngày càng được nâng cao hơn.

Tổ chức bộ máy thanh tra Tổng cục Thuế chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác thanh tra thuế. Lực lượng công chức thanh tra thuế chuyên trách của Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế năm 2011 mới chiếm khoảng 8.5%; năm 2012 chiếm khoảng 10,2% và năm 2013 khoảng 11,4% tổng số công chức viên chức trong trong Tổng Cục. Ở các nước trong khu vực và thế giới thường từ 30% đến 35% (theo số liệu điều tra của Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thuế Tổng cục Thuế).

Hình 4.1 - Tỷ lệ công chức thanh tra thuế từ năm 2011-2013

Qua biểu đồ ta thấy, mặc dù tỷ lệ công chức thanh tra thuế có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng còn thấp. Cần phải bổ sung mạnh về số lượng và năng lực công chức thanh tra thuế để đáp ứng tốt yêu cầu cải cách ngành thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Về trình độ, năm 2013 71% công chức thanh tra thuế có trình độ đại học; tỷ lệ công chức có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ lần lượt là 2% và 27%. Mỗi công chức thanh tra thuế đã tự giác trau dồi và hoàn thiện kiến thức cũng như bằng cấp để có thể đáp ứng được nhiệm vụ và tiêu chuẩn đặt ra của Tổng cục. Song về thực tế, có một số công chức Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế vẫn còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng để thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kỹ năng phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp cũng chưa đủ để có điều kiện phát hiện các gian lận về thuế còn chưa chuyên nghiệp, chuyên sâu.

Hình 4.2- Tỷ lệ công chức thanh tra thuế theo trình độ chuyên môn năm 2013

Hiện nay, số lượng công chức Vụ Thanh tra được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước để được cấp thẻ thanh tra theo quy định của ngành chiếm khoảng 30%, đó là con số không lớn. Số công chức học xong lớp nghiệp vụ thanh tra đã được chuyển sang ngạch thanh tra chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại đa phần chưa được chuyển ngạch do luật thanh tra thay đổi nên tạm dừng việc cấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

thẻ thanh tra chuyên ngành. Do đó, sau khi đã được đào tạo lớp nghiệp vụ thanh tra nhưng nhiều công chức không được cấp thẻ thanh tra. Đây cũng là thiệt thòi lớn và cũng là trở ngại khi công chức Thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện công tác thanh tra. Bên cạnh đó công chức thanh tra thuế còn một số hạn chế sau:

+ Một số công chức không phải cử nhân đại học chính quy thuộc chuyên ngành: Kinh tế, tài chính, kế toán; chưa có ngoại ngữ trình độ B trở lên cũng được tuyển vào làm công chức thanh tra.

+ Một số công chức mới tuyển dụng vào năm 2009 đã được sắp xếp vào làm công tác thanh tra nhưng chưa nắm vững chính sách thuế; thủ tục về thuế; chế độ tài chính doanh nghiệp; chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; chế độ xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế...

+ Hầu hết công chức làm công tác thanh tra chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra nhất là kỹ năng thanh tra thuế. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.

4.1.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và ý thức tổ chức kỷ luật

Nhìn chung, đa phần công chức thanh tra thuế có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị, tác phong lối sống tốt, chịu khó ham học hỏi. Chỉ bộ phận rất nhỏ là chưa ý thức rèn luyện bản thân, còn chưa chấp hành tốt nội quy làm việc như: chưa tuân thủ giờ giấc lao động, trong giờ làm còn đi uống rượu, bỏ bê công việc, nhưng cũng đã được nhắc nhở và cảnh cáo.

Theo đánh giá phân loại thi đua hàng năm, kết quả phân loại thi đua năm 2013 cho thấy 96% tổng số công chức thanh tra thuế đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trong đó có 75% công chức đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. Tất cả các phòng, bộ phận trong Vụ Thanh tra đều đạt danh hiệu “Tập

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức thanh tra thuế của cơ quan tổng cục thuế việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)