Nhóm giải pháp giúp thực hiện kiểm tra có hiệu quả Marketing và đề ra các chiến l−ợc mớ

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ – thực tiến áp dụng trong các ngân hàng Việt Nam (Trang 88)

Marketing và đề ra các chiến l−ợc mới

Ngân hàng luôn đứng tr−ớc những nhiều loại rủi ro khác nhau nh− rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro pháp lý,…Ngoài ra còn phải kể đến rủi ro con ng−ời trong ngân hàng nh−: các vi phạm hay hành vi vi phạm của cán bộ, các nhân viên….Điều đó đòi hỏi các ngân hàng cần phải có hệ thống kiểm tra đảm bảo thực hiện tốt công tác sau:

1. Chỉ tiêu và mục đích kiểm tra phải rõ ràng

Để công tác kiểm tra có hiệu quả thì công tác kiểm tra phải cần có đầy đủ các thông tin, bao gồm các thông tin về tất cả các hoạt động của ngân hàng và các thông tin bên ngoài có ảnh h−ởng đến chiến l−ợc kinh doanh và việc ngân hàng ra những quyết định. Các thông tin phải chính xác, tin cậy, đ−ợc chuẩn bị kịp thời và đầy đủ theo các yêu cầu đã xác định và thống nhất. Từ đó xác định

rõ hơn chỉ tiêu kiểm tra của doanh nghiệp là gì? cái gì quan trọng hơn cần phải kiểm tra tr−ớc… và mục đích kiểm tra là để làm gì? để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay đánh giá hoạt động của đối thủ cạnh tranh, hoặc các yếu tố môi tr−ờng kinh doanh tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp….

2. Phải xác định và đánh giá đ−ợc đầy đủ các rủi ro

Mỗi sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ, chiến l−ợc Marketing của ngân hàng đều có rủi ro gắn liền với nó và ngân hàng phải có giải pháp cần thiết để quản lý rủi rọ Kiểm tra cần đảm bảo đ−ợc rằng các quy trình liên quan đến quản lý rủi ro của sản phẩm là phù hợp và đ−ợc ngân hàng thực hiện. Nh− vậy để kiểm tra có hiệu quả chiến l−ợc thì ngân hàng cần có bộ phận chuyên biệt chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra và quản lý rủi rọ

3. Phải kiểm tra toàn diện, hệ thống, độc lập và th−ờng xuyên theo định kỳ

Kiểm tra chiến l−ợc là công tác quan trọng đòi hỏi phải có cơ cấu kiểm tra phù hợp tại mọi cấp, từ hoạt động rà soát lại công việc ở cấp lãnh đạo; kiểm tra tuân thủ các hạn mức, trách nhiệm đ−ợc giao của nhân viên cho đến việc xây dựng hệ thống phân cấp uỷ quyền… Cần có sự phân nhiệm rõ ràng giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành, đồng thời phải luôn coi trọng công tác kiểm tra của ngân hàng. Cần xác định rõ ràng và chi tiết việc báo cáo, phân cấp, uỷ quyền để đánh giá tốt kết quả hoạt động cũng nh− nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác kiểm tra để tránh có sự xung đột về quyền lợi hay động cơ làm việc không tích cực. Hơn nữa Kiểm tra phải đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên theo định kỳ.

Kết luậnKết luận Kết luận Kết luận Kết luận

Thực tiễn cho thấy Marketing dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng trong đó có các ngân hàng. Việc áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình về kinh doanh, thị tr−ờng, và khách hàng. Nhất là trong môi tr−ờng với sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, của những chính sách mới, của mức độ cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để tồn tại trong môi tr−ờng cạnh tranh, mỗi ngân hàng phải có những chiến l−ợc lâu dài và những chiến l−ợc dự phòng h−ớng theo thị tr−ờng, luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu bằng những biện pháp v−ợt trội đối thủ cạnh tranh.

Qua nghiên cứu Marketing dịch vụ và ứng dụng Marketing dịch vụ vào trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam, tôi nhận thấy mới chỉ có một số các ngân hàng Việt Nam đã tìm thấy cho riêng mình những b−ớc đi phù hợp hơn và gặt hái đ−ợc những thành công nhất định trong những năm gần đâỵ Còn lại việc ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam nói chung còn yếu kém, khó khăn. Nhận thức về Marketing ngân hàng ch−a thấu đáo, còn hời hợt và phần nào còn sai lệch. Các hoạt động Marketing còn thiếu bài bản, rời rạc, không khoa học, mới chỉ chú trọng vào bề nổi mà ch−a đi vào bề sâụ Một phần các chiến l−ợc Marketing-mix ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Do vậy Marketing ch−a thể hiện hết vai trò và sức mạnh của nó. Điều này một phần là do đặc thù của ngành tạo nên, mặt khác đây là lĩnh vực còn mớị Xuất phát từ thực trạng đó, việc tìm ra những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Danh mục tài liệu tham khảo 1. Philip Kotle, Marketing căn bản, Nxb Thống kê 1994

2. Paul R.Timm, 50 thuật giữ khách hàng, Nxb Văn hoá thông tin

3. Jacques Horvitz, Thuật ngữ chinh phục khách hàng, Nxb Thống kê 1993 4. Edward W.Reed & Edwad K. Gill, Nghiệp vụ Ngân hàng th−ơng mại, Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993

5. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng th−ơng mại, Nxb chính trị Quốc gia 1997 6. Marketing, quản lý kênh Marketing, Nxb thống kê 1998

7. Marketing dịch vụ tài chính, học viện ngân hàng 2000

8. Tạp chí ngân hàng các số chuyên đề năm 2000, 8, 9/2001, số 3, 8, 2002 9. Báo tài chính tiền tệ, thời báo kinh tế 2000, 2001, 2002.

10. Văn kiện đại hội Đảng IX

11. Các báo cáo th−ờng niên hàng năm của các ngân hàng Việt Nam 12. Cẩm nang quản lý tín dụng của viện nghiên cứu khoa học ngân hàng

13. Annual Report 2000, 2001 của ngân hàng ACB, ngân hàng Vietcombank, ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam, ngân hàng th−ơng mại cổ phần Sài Gòn Th−ơng Tín, Ngân hàng công th−ơng Việt Nam .

14. Techcombank bài “ định h−ớng chiến l−ợc kinh doanh mới” trên trang Web

www.ICB.com.Vn2002

15. IMF: Vietnam Statistical Appendix, May 11, 1999 – Table 26 và Vietnam statistical Appendix, November 9, 2001 – Table 20. Số liệu tính toán hay suy ra từ các bảng t−ơng ứng.

16. Các loại sách Marketing của khoa Marketing tr−ờng Đại học Kinh tế quốc dân

Danh mục từ viết tắtDanh mục từ viết tắt Danh mục từ viết tắt Danh mục từ viết tắt Danh mục từ viết tắt

1. NHNN – Ngân hàng Nhà n−ớc 2. NHTM – Ngân hàng th−ơng mại

3. NHTM – Ngân hàng th−ơng mại Việt Nam 4. NHTMQD – Ngân hàng th−ơng mại Quốc doanh 5. NHTMCP – Ngân hàng th−ơng mại cổ phần 6. NHLD – Ngân hàng liên doanh

7. TCTD – Tổ chức tín dụng

8. ANZ – Tập đoàn ngân hàng hữu hạn úc và Newziland 9. SACOMBANK – Ngân hàng th−ơng mại cổ phần Sài Gòn

10. ADB – Ngân hàng phát triển Châu á

11. MIB – Ngân hàng Đầu T− quốc tế

12. MBES – Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế 13. WTO – Tổ chức th−ơng mại thế giới

14. IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế 15. WB – Ngân hàng thế giới

16. ASEAN – Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á

17. OPEC – Tổ chức các n−ớc xuất khẩu dầu lửa 18. ATM – Máy rút tiền tự động

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ – thực tiến áp dụng trong các ngân hàng Việt Nam (Trang 88)