Hoạt động kinh doanh đối ngoạ

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ – thực tiến áp dụng trong các ngân hàng Việt Nam (Trang 38)

I. Sự phát triển CủA NGàNH ngân hàng NƯớc ta TRONG NHữNG NĂM GầN ĐÂY

3.Hoạt động kinh doanh đối ngoạ

Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế đất n−ớc, hoạt động đối ngoại của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đ−ợc mở rộng và phát triển đa dạng. Các ngân hàng Việt Nam đã chủ động, tích cực phát triển quan hệ với các định chế kinh tế – tài chính toàn cầu và khu vực mở rộng quan hệ với các thị tr−ờng tài chính quốc tế và giành đ−ợc uy tín, vị thế nhất định trong cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế, góp phần mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại của đất n−ớc.

Trong quan hệ với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam không những vay đ−ợc số vốn lớn mà còn có đ−ợc những cơ hội để mở cửa đi vào thị tr−ờng Tài chính tiền tệ quốc tế, tạo cơ sở cần thiết để Việt Nam xử lý thành công các khoản nợ quốc tế, huy động đ−ợc các nguồn vốn lớn từ các tổ chức quốc tế và các n−ớc khác, đồng thời thu hút đầu t− n−ớc ngoài, mở rộng quan hệ nhiều mặt với khu vực và thế giớị Trong quan hệ với ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu á (ADB), kể từ năm 1993 đến cuối năm 2001, Ngân hàng Nhà n−ớc đã cùng với các Bộ, Ngành đàm phán và ký kết đ−ợc khoảng trên 60 dự án và ch−ơng trình vốn vay −u đãi là 4 tỷ USD, ngoài ra còn có các hiệp định hỗ trợ kỹ thuật trị giá hàng trăm triệu USD. Thêm vào đó, các NHVN còn mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tín dụng quốc tế cũ thuộc các n−ớc XHCN nh− ngân hàng Đầu t− quốc tế (MIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (MBES), đàm phán với quỹ phát triển Quốc tế của tổ chức các n−ớc xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cho 13 dự án và ch−ơng trình với tổng số tiền là 138 triệu USD. Hoạt động đối ngoại của các NHVN còn chú trọng đến nhiệm vụ t− vấn và hoạt động chính sách kinh tế cho Chính phủ và các cơ quan liên quan, bằng cách phối hợp với các đoàn chuyên gia của IMF, WB, ADB…để t− vấn cho Việt Nam trong nghiên cứu phòng chống khủng hoảng, quản lý rủi ro , quản lý tài sản Nợ/Có, quy chế phòng ngừa, kiểm toán, hệ thống tài khoản kế toán và giám

sát liên quan đến cải cách, cơ cấu lại ngân hàng…

Một phần của tài liệu Marketing dịch vụ – thực tiến áp dụng trong các ngân hàng Việt Nam (Trang 38)