Quan hệ giữa hứng thú học tập với các phẩm chất nhân cách khác của cá nhân.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 29)

khác của cá nhân.

Hứng thú là một thuộc tính nhân cách cá nhân, nên nó không tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ mà hình thành và phát triển trong mối quan hệ với các thuộc tính tâm lý khác nói chung và với các phẩm chất nhân cách cá nhân nói riêng. Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với nhu cầu nhận thức của cá nhân. Chính vì mối quan hệ mật thiết này, mà một số nhà tâm lý học như: L.I Bôjôvích và

một số tác giả khác đã đồng nhất hứng thú nhận thức với nhu cầu nhận thức. Một số nhà tâm lý học khác như X.L Rubinstêin, nhu cầu nhận thức làm nảy sinh nguyện vọng muốn nắm được đối tượng, còn hứng thú nhận thức thể hiện mong muốn hiểu biết đối tượng. Nhu cầu đã được thoã mãn rồi thì thôi, còn hứng thú khi được thoã mãn lại kích thích nó hoàn thiện thêm, đi sâu thêm. Mặt khác, sắc thái cảm xúc của nhu cầu và hứng thú cũng khác, khi nhu cầu được thoã mãn, con người cảm thấy dễ chịu, còn khi không được cung cấp chất liệu cho hứng thú con người sẽ mất hứng thú hoặc cảm thấy chán nản.

A.G Côvaliôp lại cho rằng, nhu cầu không thống nhất với hứng thú, nhưng nó là cơ sở để hình thành hứng thú. Hơn nữa, bản thân hứng thú cũng có thể trở thành nhu cầu của cá nhân. Trong lĩnh vực hoạt động nhận thức, hứng thú và nhu cầu có mối quan hệ phức tạp. Thực ra nhu cầu khác với hứng thú và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Nhu cầu là biểu hiện trực tiếp của sự cần thiết ở chủ thể, nó luôn đòi hỏi phải được thoã mãn, còn hứng thú có liên quan gián tiếp với sự cần thiết của chủ thể thông qua nhu cầu. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thoã mãn để tồn tại và phát triển. Đối tượng nào thoã mãn được đòi hỏi của cá nhân thì có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân đó. Đây chính là một trong hai điều kiện quyết định để hình thành hứng thú. Vậy nhu cầu là tiền đề, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển hứng thú. Không có đối tượng nào trái ngược với nhu cầu, không phù hợp với nhu cầu cá nhân, lại được coi là có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân đó. Ngược lại, hứng thú khi đã hình thành và phát triển, lại góp phần thoã mãn nhu cầu, làm nhu cầu phát triển và nâng cao.

Sinh viên có nhu cầu nhận thức cao là tiền đề nảy sinh hứng thú học tập. Trái lại, hứng thú học tập phát triển làm nảy sinh tính tích cực nhận thức để thoã mãn nhu cầu nhận thức của cá nhân. Càng hứng thú học tập bao nhiêu, thì càng có nhu cầu đi sâu nhận thức đối tượng bấy nhiêu.

Ngoài ra, có một phẩm chất nhân cách khác quan hệ mật thiết với hứng thú học tập là tính tò mò, ham hiểu biết của cá nhân. Nó là biểu hiện của hứng thú với 2 tư cách: tính cách và biểu hiện của nhu cầu.

Tính tò mò là khả năng tập trung chú ý nhanh, sâu vào những yếu tố bất ngờ, những biến đổi của các sự vật, hiện tượng, những cái mới xuất hiện. Sự chú ý này, có thể kéo dài và kèm theo xúc cảm tích cực, nhưng chỉ có mức độ thoã mãn câu hỏi “ nó là cái gì ” nghĩa là chỉ dừng ở mức độ nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng, chứ chưa có xu hướng đi sâu nhận thức cái bên trong bản chất của đối tượng.

Tính ham hiểu biết là sự biểu hiện của nhu cầu nhận thức cao và đã trở thành thuộc tính nhân cách cá nhân. Đó chính là xu hướng tìm tòi để nhận thức cả những dấu hiệu bên ngoài và những thuộc tính bên trong của đối tượng. Tính ham hiểu biết làm cá nhân dễ dàng nảy sinh hứng thú nhận thức nói chung và hứng thú học tập nói riêng. Một sinh viên có tính tò mò khoa học và ham hiểu biết sẽ dễ dàng nảy sinh hứng thú với các môn học.

Tính tò mò và lòng ham hiểu biết, …đó là những biểu hiện khác nhau của xu hướng nhận thức của sinh viên dựa trên xu hướng đó thì sự hứng thú phát triển. Hứng thú học tập luôn giữ một vai trò trong hoạt động của sinh viên, nó tác động tương hổ với những phương cách hành vi tương đối ổn định, ngày càng được củng cố và cuối cùng trở thành tính cách cá nhân bền vững. Và như vậy, nó đi vào bản tính của con người cho phép con người giữ được tính độc lập riêng biệt trong mọi hoàn cảnh đa dạng.

Hứng thú quan hệ mật thiết với động cơ học tập của cá nhân. Động cơ học tập là lý do vì nó mà học sinh học. Chúng ta đều hiểu rằng hoạt động – đó là sự đáp lại của cá thể đối với một tình huống hiện thực xác định. Hoạt động được thúc đẩy bởi những động cơ xác định và diễn ra trong một tình huống xác định. Vả lại, động cơ không phải là cái gì trừu tượng ở bên trong cá thể. Nó phải được hiện thân ở đối tượng của hoạt động. Nói cách khác, đối tượng của hoạt động chính là nơi hiện thân của động cơ hoạt động ấy.

Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ …mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ.

Những công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng có hai loại động cơ: những động cơ hoàn thiện tri thức và những động cơ quan hệ xã hội.

Trong hệ thống động cơ học tập này, thì động cơ tích cực nhất, có ý nghĩa nhất với hoạt động học tập là những động cơ hoàn thiện tri thức nghĩa là học sinh học tập vì muốn nắm lấy hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của các môn học. Chúng ta thường thấy học sinh có lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê với bản thân quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong. Nó cũng có thể xuất hiện những sự khắc phục khó khăn trong tiến trình học tập và đòi hỏi phải có những nổ lực ý chí. Nhưng đó là những nổ lực hướng vào việc khắc phục những trở ngại bên ngoài để đạt nguyện vọng đã nẩy sinh, chứ không phải hướng vào việc đấu tranh với chính bản thân mình. Do đó, chủ thể của hoạt động học thường không có những căng thẳng về tâm lý [13;86]

Hứng thú học tập cũng hướng vào việc nhận thức các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của các môn học và các hành động học để đạt được những tri thức đó. Hứng thú có tác dụng làm thay đổi cơ bản bản thân hoạt động học tập, nó ảnh hưởng đến tính chất, diễn biến và kết quả học tập của học sinh. Chính điểm này, làm cho nhiều tác giả đã đồng nhất hứng thú với động cơ. Thực ra, hứng thú và động cơ là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Trong trường hợp này, động cơ và hứng thú hướng vào cùng một đối tượng, nên chúng tác động tương hỗ lẫn nhau. Nhờ mối quan hệ cộng hưởng nầy, mà hoạt động học tập có hiệu quả hơn.

Tóm lại, trong hoạt động học tập của cá nhân hứng thú có quan hệ biện chứng hữu cơ với nhu cầu nhận thức, với tính tò mò, ham hiểu biết và

với động cơ học tập của cá nhân …nhưng không đồng nhất với các hiện tượng đó. Chính mối quan hệ, làm bộc lộ vai trò của hứng thú trong hoạt động học tập bộ môn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w