Phương pháp thực nghiệm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 60)

Thực nghiệm là phương pháp chủ động tạo ra những hiện tượng cần nghiên cứu trong những điều kiện được khống chế, nhằm xác định mối liên hệ nhân quả giữa những yếu tố tác động. Nó là phương pháp đáng tin cậy để kiểm tra và khẳng định tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học.

Mục đích thực nghiệm sư phạm: Thử nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên. Cụ thể là:

Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học cho rằng: Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với việc sử dụng phương pháp tích cực: thảo luận nhóm, các bài tập thực hành …là biện pháp có thể nâng cao được hứng thú học tập các môn lý luận cho sinh viên.

Xác định tính chân lý của những nhận thức mới, mở rộng và làm sâu sắc nó, để đề xuất ứng dụng vào thực tiễn dạy và học ở trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp.

Chọn mẫu

• Nhóm đối chứng gồm: 13 sinh viên.

• Nhóm thực nghiệm gồm: 13 sinh viên.

Nội dung thực nghiệm.

- Nhóm đối chứng:

Giáo viên tự soạn giáo án và tổ chức tiết dạy bình thường như thông lệ. Giáo viên thuyết trình, giảng giải kết hợp với câu hỏi vấn đáp ở những nội dung trọng tâm bài.

Hỏi nhằm mục đích:

Hướng sinh viên chú ý nghe giảng, tái hiện kiến thức, kết hợp theo dõi sách giáo khoa để trả lời, ghi và suy nghĩ về vấn đề mà giáo viên trình bày.

Kiểm tra xem sinh viên đã nắm bắt hiểu vấn đề chưa, chỗ nào chưa rõ giáo viên sẽ giảng lại.

- Nhóm thực nghiệm:

Giáo án dạy lớp thực nghiệm được thiết kế có sự bổ sung các câu hỏi nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên.

Bài các phương pháp giáo dục ( 5 tiết ) [37;47]

- Điều kiện thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành theo đúng thời gian, không gian và phân phối chương trình đã có. Nghĩa là chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo đúng thời khoá biểu trong biên chế năm học.

Bài này 3 tiết đầu chúng tôi đã dạy:

+ Khái niệm, phân loại các phương pháp giáo dục. + Hệ thống các phương pháp giáo dục.

Nhóm phương pháp tác động vào ý thức. Nhóm phương pháp tạo lập hành vi, thói quen.

Nhóm phương pháp điều chỉnh thái độ (nhóm phương pháp này chúng tôi thực nghiệm) và lựa chọn, vận dụng các phương pháp giáo dục (2 tiết)

- Ở nhóm dạy thực nghiệm nhằm mục đích: dẫn dắt, khích lệ sinh viên tư duy độc lập, sáng tạo, tự phát hiện ra tri thức.

- Tổ chức cho sinh viên tự trao đổi, thảo luận nhóm về những vấn đề mà giáo viên yêu cầu, để đánh giá xem mức độ hứng thú của sinh viên với sự phát triển các chỉ số nhận thức, thái độ và hành vi trong học tập.

Việc thiết kế và thực hiện bài dạy được tiến hành theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Làm việc chung cả lớp. . Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. . Tổ chức các nhóm: chia làm 3 nhóm . Hướng dẫn cách làm việc của nhóm. + Giai đoạn 2: Làm việc theo nhóm

Nhóm A: chia 2 nhóm: nhóm A1 có 2 SV-phương pháp nêu gương. Nhóm A2 có 2 SV-phương pháp thi đua.

Nhóm B: 2 nhóm B1 có 2 SV- phương pháp khen thưởng. Nhóm B2 có 3 SV- phương pháp trách phạt.

Mỗi một nhóm đều trả lời các câu hỏi bằng phiếu học tập (xem phụ lục 4)

- Sau khi thảo luận xong, cử đại diện 1 em lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.

+ Giai đoạn 3: Thảo luận tổng kết trước lớp. .. Mỗi nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

.. Thảo luận chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.. Giáo viên tổng kết [15;14]

- Sau khi học xong bài đó, chúng tôi cho sinh viên làm bài tập thực hành và điều tra lại bằng phiếu điều tra viết (phụ lục 3).

Mỗi mức độ được tính ra % (tính điểm) trong các bảng để dễ so sánh, đối chiếu trong việc phân tích về mặt định lượng của việc nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 60)