7 Giáo viên đưa ra vấn đề để sinh viên chuẩn bị lên lớp, thảo luận, s
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp
Kết quả nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp cho phép kết luận:
Các thành phần tâm lý trong hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên phát triển không đồng đều. Phát triển cao nhất là nhận thức, thứ hai là thái độ và thấp hơn là hành vi cũng như sinh viên khoá 26 cao nhất, thứ hai là khoá 27 và thấp nhất là khoá 28.
Muốn nâng cao hứng thú học tập là phải tìm ra biện pháp tác động đồng thời đến cả ba mặt: nhận thức, thái độ và tính tích cực hành vi của sinh viên.
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp
Trong tâm lý học, khi nói về hoạt động, theo truyền thống mác xít chúng ta coi đó là hoạt động đối tượng, mà hoạt động cảm tính, trực tiếp, thực tiễn là hình thức cơ bản cũng như hình thức xuất phát của nó. Còn hoạt động bên trong, hoạt động trí tuệ thì có nguồn gốc là hoạt động bên ngoài, giữ nguyên cấu trúc chung của nó và chức năng phản ánh hiện thực nảy sinh từ đó.[ 39 ;241]
Theo quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý là kết quả của sự tương tác giữa cái bên ngoài (yếu tố khách quan) và cái bên trong (yếu tố chủ quan) trong mỗi cá nhân. Cái bên ngoài tác động thông qua cái bên trong và cái bên trong là điều kiện để cái bên ngoài phát huy tác dụng. Hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa GDTC cũng là kết quả của sự tác động giữa những yếu tố khách quan từ bên ngoài và những yếu tố chủ quan trong mỗi cá nhân sinh viên.