Kết quả và đánh giá kết quả * Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 111)

9 Các nguyên nhân khác 0,1 2 0,1

3.3.3-Kết quả và đánh giá kết quả * Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm.

* Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm.

+ Về nội dung tài liệu

Việc bổ sung vào bài giảng các câu hỏi, nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên đã làm cho bài học trở nên phong phú, sâu sắc hấp dẫn hơn. Các câu hỏi đã khai thác nhiều khía cạnh của kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho sinh viên nắm được bản chất của kiến thức, tránh cách hiểu

hời hợt, hình thức. Đó là cơ sở giúp sinh viên tự tìm tòi, khám phá và mở rộng kiến thức.

+ Về phương pháp giảng dạy

Giáo viên dạy thực nghiệm đã làm quen với phương pháp dạy cho người học biết tư duy, biết cách học và tạo cho họ có một thái độ ham muốn học tập đúng đắn. Giáo viên thực hiện được vai trò người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên, giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó, áp đặt.

+ Về khả năng lĩnh hội của sinh viên

Trong giờ học, sinh viên khám phá tri thức qua nhũng câu hỏi của giáo viên, các em có cảm giác như tự mình tìm ra tri thức, vì vậy các em thấy tự tin hơn- sinh viên trở thành chủ thể tiếp nhận tri thức một cách tự giác, tích cực, sáng tạo chủ động. Qua đó, bồi dưỡng và phát triển ở sinh viên năng lực tự học, tự nghiên cứu, khơi dậy niềm say mê, tăng hứng thú học tập, phương pháp tư duy độc lập, tự giác tích cực, sáng tạo- một trong những vấn đề cốt lõi của việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học.

Cách xử lý: ngoài việc đếm số lượng ý kiến trả lời, để tính tỷ lệ %,

chúng tôi còn dùng cách cho điểm nhằm so sánh mức độ nhận thức của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

Mặt nhận thức: gồm câu 1. Mức tốt nhất (rất quan trọng) được tính là 4 điểm và số điểm được giảm dần cho đến mức kém nhất được tính là 1 điểm.

Cách đánh giá: Tổng hợp những biến đổi ở các chỉ số nhận thức, thái độ và hành vi để đánh giá mức độ phát triển của hứng thú học tập. So sánh mức độ phát triển hứng thú học tập của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 111)