L.X Vưgốtxki đề xướng “Bằng thuật ngữ này ông đã chỉ ra sự kết hợp đặc biệt giữa các quá trình bên trong với các quá trình bên ngoài, một sự kết hợp điển hình đối với một giai đoạn lứa tuổi và là nguyên nhân gây nên động thái của sự phát triển tâm lý trong suốt một thời kỳ lứa tuổi tương ứng và cả những cấu tạo tâm lý độc đáo về chất, xuất hiện vào cuối thời kỳ đó” [3 ;46]
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn lý luận phải căn cứ vào ba thành phần trong cấu trúc của hứng thú. Những yếu tố nào tác động đến nhận thức của sinh viên về các môn học, tác động đến xúc cảm của sinh viên với nội dung môn học và với hoạt động học, tác động đến tính tích
cực học tập của sinh viên đều là những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn lý luận. Cụ thể là các yếu tố sau đây:
+ Sự hấp dẫn của môn học (tầm quan trọng của môn học). + Phương pháp dạy học, năng lực giảng dạy của giáo viên. + Nội dung môn học.
+ Bố trí chương trình.
+ Bầu không khí tâm lý của lớp học. + Cơ sở vật chất và điều kiện học tập.
+ Trình độ tri thức và phát triển trí tuệ của sinh viên. + Nhu cầu nhận thức của sinh viên.
+ Động cơ và thái độ học tập của sinh viên.
Các yếu tố trên được phân làm hai loại: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Các yếu tố khách quan.
a- Sự hấp dẫn của môn học (tầm quan trọng của môn học).
Sự hấp dẫn của môn học là yếu tố tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của sinh viên. Tính hấp dẫn của môn học sẽ thu hút sự tập trung chú ý và thoả mãn được nhu cầu nhận thức của sinh viên, nên tạo ra lòng say mê, thích thú và dẫn đến những hành vi tích cực trong học tập. Bản thân các môn học, mỗi một môn đều có cái hấp dẫn của nó nhưng với điều kiện giáo viên phải khả năng chế biến giáo trình và tài liệu giảng dạy khác thành những tri thức môn học sinh động gắn với thực tiễn đời sống và bổ ích cho hoạt động sư phạm của sinh viên sau này. Cái việc làm cho những tri thức môn học gắn với thực tiễn đời sống và thực tiễn sư phạm là biện pháp đầu tiên tác động đến sự hình thành hứng thú học tập của sinh viên
b- Phương pháp và năng lực giảng dạy của giáo viên là yếu tố tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển hứng thú của sinh viên. Nó có khả năng chi phối tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú.
thầy và trò trong quá trình dạy học,được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Có nghĩa là người giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, chuyển hoá các phương pháp dạy học khác nhau để giờ học đỡ nhàm chán, khô cứng thuộc về khả năng sư phạm của người giáo viên bởi không có một hệ thống phương pháp dạy học mẫu nào là tối ưu, mà điều cần thiết là tính sáng tạo của người giáo viên.[13;214].
• Năng lực giảng dạy của người giáo viên: có nhiều năng lực như năng lực hiểu học sinh, năng lực tri thức và tầm hiểu biết của thầy, năng lực chế biến tài liệu, năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học, năng lực ngôn ngữ. Trong đó, khả năng chế biến tài liệu học tập của giáo viên là năng lực gia công về mặt sư phạm của thầy đối với tài liệu học tập, nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân sinh viên, trình độ kinh nghiệm của các em và đảm bảo lôgic sư phạm [13;181], làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và làm cho nó phù hợp với trình độ tri thức và năng lực nhận thức của sinh viên. Cách khai thác vấn đề và kỹ thuật dạy học làm khơi dậy và phát triển nhu cầu nhận thức của sinh viên.Tầm hiểu biết, cách tổ chức và hướng dẫn hoạt động học tập của sinh viên và năng lực giao tiếp của giáo viên làm cho không khí lớp học sinh động, tích cực và nghiêm túc. Nên nhà giáo dục vĩ đại người Sec J.A Comenxki (1592 - 1670) nói: “Dạy học là một nghệ thuật”. Nghệ thuật là một thái độ biện chứng …độc đáo, chủ yếu mang tính chất tình cảm đối với việc xây dựng cuộc sống [36; 493]
Giáo viên có năng lực sư phạm, có thể điều khiển được các yếu tố tác động đến sự hình thành hứng thú học tập của sinh viên.
c- Nội dung môn học và bố trí chương trình: mỗi môn học có những đặc trưng riêng, do nội dung, tính chất, cơ cấu môn học, sự sắp xếp chương trình môn học, đều có nhiệm vụ hình thành cả ba hệ thống kiến thức và kỹ năng: giao tiếp về con người, xã hội - tự nhiên; để học sinh phát triển về mặt thể chất và thẩm mỹ ...
hứng thú của sinh viên, vì thế sẽ không có hứng thú học tập trong một lớp học có không khí căng thẳng hay đơn điệu, tẻ nhạt. Việc tạo ra không khí lớp học thoải mái, sinh động tích cực và nghiêm túc cũng tác động tốt đến hứng thú học tập của sinh viên.
e- Cơ sở vật chất và điều kiện học tập bao gồm: quỹ thời gian, cơ sở vật chất (trường, lớp) và các phương tiện kỹ thuật dạy học: phiếu học tập, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, băng ghi âm, phim đèn chiếu, video, mô hình, các bài báo, dụng cụ thí nghiệm …giúp sinh viên học tập có hiệu quả hơn vì:
+ Nó tạo điều kiện nâng cao hứng thú học tập của sinh viên.
+ Tạo cơ hội để kết hợp hoạt động trí óc với hoạt động của các giác quan.
+ Làm cho việc học tập có ý nghĩa hơn vì kết hợp với kiến thức đã học và cho phép khái quát hoá dễ dàng thông qua ví dụ cụ thể.
+ Phù hợp với đặc điểm nhận thức khác nhau của sinh viên. + Dễ giảng giải những khái niệm khó khăn.
+ Khuyến khích việc hoạt động độc lập.
* Nhóm các yếu tố chủ quan.
1- Trình độ tri thức và phát triển trí tuệ của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hứng thú học tập của sinh viên. Thực chất của hứng thú học tập là quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất của đối tượng. Do vậy, trình độ phát triển trí tuệ là một cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú học tập, đồng thời là một điều kiện quan trọng để bồi dưỡng hứng thú học tập, vì chỉ khi có tri thức ban đầu về đối tượng, những kỹ năng, kỹ xảo đơn giản và những thao tác trí tuệ nhất định, cá nhân mới có thể nhận thức đối tượng, rồi hứng thú với đối tượng. Khi cá nhân đã hiểu được toàn bộ ý nghĩa của công việc đã làm và đang làm, thì ở họ nảy sinh thái độ tự giác, tích cực trong hoạt động nhận thức. Chính thái độ đó là cơ sở củng cố cho hứng thú học tập.
Mặt khác, sự phát triển trí tuệ của cá nhân còn là cơ sở để tạo ra thành tích và cùng với nó là xúc cảm của sự thành công. Không ai có thể đạt được thành
triển trí tuệ, kỹ năng nhất định. Vấn đề nhận thức quá khó hoặc quá dễ, đều không làm cho chủ thể nhận thức thấy hứng thú. Chủ yếu là vấn đề phải hơi khó để kích thích sự nổ lực trí tuệ của người học, thì mới tạo ra hứng thú. Khi trình độ tri thức và năng lực nhận thức của sinh viên thấp thì hầu hết các môn học đối với họ đều quá khó, trừu tượng, khó hiểu nên không thể có hứng thú trong học tập. Ngược lại, nếu tri thức và năng lực nhận thức của sinh viên đã phát triển cao, mà giáo viên chỉ “trung thành” với giáo trình, chứ không gợi ra các vấn đề thức tiễn cho sinh viên tìm tòi sáng tạo, thì cũng không tạo ra được hứng thú. Vả lại, ở tuổi thiếu niên và học sinh lớn, sự khái quát hoá diễn ra trên cơ sở tư duy và phân tích có hệ thống các mối quan hệ và liên hệ của các sự vật [ 5; 32].
Do vậy, việc tìm ra nội dung và cách thức dạy học các môn lý luận mang tính cá biệt cao, đáp ứng được nhiều trình độ sinh viên khác nhau cũng như các đặc điểm tâm, sinh lý là biện pháp gây hứng thú học tập cho sinh viên một cách hiệu quả.
2 - Nhu cầu nhận thức của sinh viên. Phát triển nhu cầu nhận thức của sinh viên là tạo ra miếng đất tốt để gieo mầm tri thức và nảy sinh hứng thú học tập để giành được tri thức. Nhu cầu nhận thức cao sẽ nảy sinh lòng khát khao tri thức luôn tìm tòi học hỏi để đạt được tri thức, làm cơ sở hình thành hứng thú. Việc gắn tri thức các môn học lý luận với thực tiễn sống động (theo nguyên lý giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành”) là biện pháp có hiệu quả để khơi dậy nhu cầu nhận của sinh viên thức của sinh viên, vì nó kích thích óc tò mò khoa học và rèn luyện tính kiên trì, lòng quyết tâm vượt khó của sinh viên.
3- Động cơ và thái độ học tập của sinh viên. Trong hệ thống các động cơ học tập thì những động cơ gắn với sự hoàn thiện tri thức có quan hệ mật thiết với hứng thú học tập. Cả động cơ hoàn thiện tri thức và hứng thú học tập đều hướng vào việc lĩnh hội tri thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Đồng thời, sinh viên học tập một cách tích cực, tự giác thì dễ dàng nảy sinh ra hứng thú.
tiền đề quan trọng của sự hình thành hứng thú học tập. Nó giúp cho sự duy trì và phát triển hứng thú học tập. Do vậy, để phát triển hứng thú học tập cho sinh viên giáo viên cũng như cha mẹ sinh viên cần chú ý áp dụng các biện pháp giáo dục, hướng dẫn cho sinh viên có được một thái độ xúc cảm và có ý thức đúng đắn đối với môn học.
Sự hình thành và phát triển hứng thú cá nhân còn phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý cá nhân như: nhu cầu, năng lực, tính ham hiểu biết, sự nổ lực ý chí.
Ngoài ra, hứng thú còn được phát triển trên cơ sở thúc đẩy của ý chí và thói quen. Nhìn chung, hứng thú học tập ở sinh viên phát triển cùng với sự phát triển của các
quá trình tâm lý cá nhân. Sự hình thành hứng thú là kết quả của sự tương tác giữa những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, giữa cái bên ngoài và cái bên trong của mỗi cá nhân. Cái bên ngoài tác động thông qua cái bên trong, cái bên trong là điều kiện để cái bên ngoài phát huy tác dụng. Những yếu tố chủ quan trong mỗi sinh viên là điều kiện bên trong để các yếu tố khách quan bên ngoài phát huy tác dụng, làm hình thành và phát triển hứng thú học tập các môn lý luận.
KẾT LUẬN
Để nghiên cứu thực tiễn hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất, đề tài của chúng tôi sử dụng các khái niệm cơ bản sau đây:
- Hứng thú. - Hứng thú học tập.
- Hứng thú học tập các môn lý luận.
Từ đó phải thấy sự gắn kết giữa mặt trí tuệ, mặt tình cảm và mặt hành vi trong cấu trúc của hứng thú.
Sự phát triển của hứng thú (kể cả hứng thú học tập và hứng thú học tập các môn lý luận) không phải là sự phát triển và hoàn thiện từng thành phần riêng lẻ trong cấu trúc của nó, mà là sự biến đổi mối liên hệ giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi. Chính mối liên hệ này quy định sự phát triển của từng thành phần
trong cấu trúc của hứng thú.
Phải lấy mối liên hệ và phát triển đồng bộ giữa ba mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi làm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xem xét, đánh giá sự hình thành và phát triển hứng thú nói chung và hứng thú học tập các môn lý luận nói riêng.
Chương 2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU