Kết luận chương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 120)

Hứng thú học tập của sinh viên khoa giáo dục thể chất trường ĐHSP Đồng Tháp phát triển không đồng đều giữa các khoá và giữa các môn lý luận. Sinh viên năm thứ ba hứng thú học tập hơn SV năm thứ hai và năm thứ nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP ĐT bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Biện pháp tác động nâng cao hứng thú học tập của sinh viên là phương pháp giảng dạy của người giáo viên có khả năng chi phối tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập. Vì thế, việc cải tiến phương pháp dạy học là biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên có hiệu quả.

I. Kết luận:

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu đạt được đã chứng minh và khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài. Trên cơ sở đó, cho phép chúng tôi đi một số kết luận sau đây:

1- Sinh viên khoa giáo dục thể chất trường Đại học sư phạm Đồng Tháp có hứng thú học tập nhưng chưa cao và phát triển không đồng đều giữa các khoá. Trong đó, mức độ hứng thú học các môn thực hành cao hơn so với hứng thú học các môn lý luận; khoá 26 hứng thú học tập cao hơn khoá 27 và khoá 28. Mức độ hứng thú học các môn lý luận thực sự còn thấp. Các biểu hiện của hứng thú có tích cực nhưng chưa chủ động, sáng tạo trong học tập.

2- Những môn lý luận được nhiều sinh viên thích học đa số là những môn chuyên ngành có ý nghĩa quan trọng với hoạt động thể thao. Những môn ít được sinh viên thích học chủ yếu là những môn lý luận chung và những môn lý luận cơ sở, vì các em cho là nó ít liên quan đến hoạt động thể thao.

3- Các thành phần tâm lý trong cấu trúc hứng thú phát triển không đồng đều: phát triển mạnh nhất là nhận thức, thứ hai là tình cảm và thấp hơn là hành vi.

4- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên, bao gồm cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thực trạng này là việc bố trí chương trình, phương pháp giảng dạy của giáo viên, động cơ và tầm quan trọng môn học… Bên cạnh đó, yếu tố cơ sở vật chất và điều kiện học tập; không khí lớp học, các nguyên nhân khác, tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên, nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy của giáo viên.

5- Để sinh viên có hứng thú hơn với việc học tập các môn lý luận nói riêng và các môn học nói chung, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo

II. Kiến nghị:

1. Về phía nhà trường, các cấp lãnh đạo quản lý ở các trường:

i. Cần có kế hoạch tổ chức, bồi dưỡng cho giáo viên những cơ sở lý luận và kỹ năng thực hành để họ cập nhật được kiến thức cũng như kỹ thuật dạy học theo quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực hoá hoạt động nhận thức cho sinh viên, qua các buổi hội thảo khoa học, sinh hoạt chủ đề. Song, cần tăng cường công tác bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của các môn học nói chung, đặc biệt là những môn học lý luận cho sinh viên.

ii. Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với thực tế phổ thông qua việc tổ chức đều đặn các buổi thực hành thường xuyên hay rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

iii. Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất: tạo điều kiện cho sinh viên có đủ tài liệu học tập, phòng học, thư viện kể cả những tài liệu tham khảo mới; hiện đại hoá phương tiện giảng dạy nhằm hổ trợ cho giáo viên trong quá trình dạy học.

iv. Nhà trường cần xếp thời khoá biểu ổn định và hợp lý ( sinh viên cho yếu tố bố trí chương trình hợp lý là quan trọng nhất ), nên bố trí học gói gọn từng buổi, tổ chức lớp học không quá đông, nhất là tránh để sinh viên phải học các giờ lý luận sau giờ thực hành.

2. Đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy.

Trên cơ sở kết quả đã nghiên cứu, chúng tôi có một số suy nghĩ về biện pháp giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên

Phải quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm bằng việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao

Phương pháp dạy học để có hiệu quả cao trong từng môn học với đối tượng là sinh viên thể thao.

Mạnh dạn thay đổi thói quen, suy nghĩ và cách làm cũ, tiếp cận và thực hiện những kỹ thuật dạy học mới, đưa cái mới vào hiện thực. Đồng

thời, nghiên cứu cải tiến việc kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Cụ thể là:

- Phải làm cho sinh viên có động cơ, thái độ, mục đích học tập đúng đắn và thấy được ý nghĩa quan trọng của việc học bộ môn.

- Coi trọng giờ nhập môn vì những giờ dạy tốt-đầu tiên này sẽ gây được tâm thế tích cực thuận lợi cho việc tiếp thu bộ môn.

- Trong bài giảng, tăng tính khoa học, tính thực tiễn. Việc giảng dạy và học tập bộ môn phải gắn liền với đời sống thực tiễn, làm cho sinh viên có nhu cầu vận dụng những tri thức đó vào hoạt động hằng ngày. Muốn như vậy, người giáo viên phải có ý thức tìm tòi những dẫn chứng minh hoạ những tri thức đó vào trong thực tiễn, với hoàn cảnh, tập quán, thói quen… Hơn nữa, có thể tổ chức cho sinh viên thực hành, kiến tập, sưu tầm những mẫu chuyện, những bài thơ ca, những người thật, việc thật trong đời sống về những vấn đề hay đưa ra hiện tượng có thật, yêu cầu sinh viên lấy lý luận để giải thích những việc làm như vậy, làm cho sinh viên có nhu cầu vận dụng - thấy ý nghiã thiết thực của đối tượng, tạo điều kiện hứng thú phát triển.

- Cần phải sử dụng nhiều và có chất lượng các hình thức dạy học như xemina, câu lạc bộ, ngoại khoá, thảo luận nhóm, thực hành… những hoạt động này có tác dụng tạo ra bầu không khí thuận lợi cho sinh viên hứng thú với môn học, dư luận tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hứng thú cá nhân.

- Nâng cao tri thức và nghệ thuật giảng dạy cho giáo viên bằng cách trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu. Tích cực dự giờ lẫn nhau nhất là của những giáo viên dạy tốt.

- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian cho việc soạn bài để có giáo án tốt và những chuẩn bị tích cực cho bài giảng, đảm bảo kiến thức tinh, chắc, hấp dẫn.

Tóm lại, muốn gây được hứng thú học tập ở sinh viên đối với bộ môn mình giảng dạy, người giáo viên không phải chỉ có tri thức và nghệ thuật

truyền đạt diễn cảm, mà còn phải dạy bằng tất cả tâm hồn của mình, phải hiểu sinh viên một cách sâu sắc- tha thiết yêu bộ môn, yêu ngành nghề của mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 120)