Các yếu tố khách quan:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 93)

7 Giáo viên đưa ra vấn đề để sinh viên chuẩn bị lên lớp, thảo luận, s

3.2.2.1Các yếu tố khách quan:

Từ thực tế giảng dạy của bản thân và qua tham khảo ý kiến của giáo viên, sinh viên trong trường, chúng tôi thấy rằng có những yếu tố sau đây có thể chi phối đến mức độ hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên thể thao. Các yếu tố đó là:

Thứ nhất: tầm quan trọng của môn học

Thứ hai: phương pháp và năng lực giảng dạy của giáo viên Thứ ba: nội dung môn học

Thứ tư: việc bố trí chương trình

Thứ năm: cơ sở vật chất và điều kiện học tập (tổ chức lớp học, tài liệu học tập, phương tiện học tập)

Bảng 3.12: Đánh giá mức độ tầm quan trọng của các môn lý luận (%)

Khoá Mức độ Nhóm môn Quan trọng Bình thường Không quan trọng Lý luận chung 54,08 42,12 3,8 Lý luận cơ sở 57,61 38,59 3,8 Lý luận chuyên ngành 68,12 30,07 1,81

27 Lý luận chungLý luận cơ sở 53,3474,54 23,6143,7 2,961,85Lý luận chuyên ngành 67,9 30,86 1,23 Lý luận chuyên ngành 67,9 30,86 1,23 Tổng trung bình 65,26 32,72 2,01 28 Lý luận chung 58,69 34,78 6,53 Lý luận cơ sở 65,21 34,79 0 Lý luận chuyên ngành 65,22 30,43 4,35 Tổng trung bình 63,04 33,33 3,63

Kết quả trên đây cho thấy, nói chung sinh viên đã xác định được tầm quan trọng của các môn lý luận, cụ thể các môn lý luận chuyên ngành các em đánh giá cao hơn so với các môn lý luận chung và các môn lý luận cơ sở. Nhưng sinh viên khoá 27 đánh giá môn lý luận cơ sở thì cao hơn. Điều này có phải tác dụng của môn hoạt động dạy học và môn hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở vào sinh viên hay không ? Trong tổ tâm lý – giáo dục của chúng tôi đã viết sách hướng dẫn học tập cho sinh viên, rồi sau đó lên lớp giáo viên sẽ hướng dẫn cho sinh viên học hay làm bài tập, thảo luận nhóm, gợi mở vấn đề …để sinh viên hiểu rõ bài hơn. Bên cạnh, khi học xong một học phần nào đó như vừa rồi môn tâm lý học tiểu học, tổ chúng tôi tổ chức câu lạc bộ cho sinh viên, nhằm mục đích giúp các em củng cố kiến thức đã học. Và cuối cùng kết quả sinh viên tốt hơn so với những học phần chưa thực hiện được.

Các yếu tố khác

Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi yêu cầu sinh viên đánh giá về yếu tố đó trong từng môn học. Sau khi xử lý kết quả chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan: [28;70] ) 1 ( . 6 1 2 2 − − = ∑ N N D R

Trong đó, R là hệ số tương quan. D: là hiệu số của các thứ bậc. N: là số môn học.

Bảng 3.13 :Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với hứng thú học tập những môn lý luận chung.

Tham số Môn học Các yếu tố dạy học Hứng thú 1 2 3 4 5 % TB % TB % TB % TB % TB % TB Triết học 50,03 5 58,08 3 46,7 7 21,52 8 71,42 2 62,72 2 Kinh tế 44,95 7 51,04 7 47,21 6 21,54 7 64,17 7 56,84 4 Ngoại ngữ 49,09 6 54,83 4 58,67 1 26,76 3 74,56 1 61,78 3 Tin học ĐC 70,64 2 62,59 2 55,56 3 54,03 1 68,6 4 70,86 1 CN XH 41,02 8 40,26 8 49,52 5 24,16 4 56,36 8 52,01 6 LS Đảng 71,74 1 52,17 5 54,35 4 34,78 2 69,57 3 54,35 5 T.tưởng HCM 63,04 3 69,57 1 56,52 2 26,09 5 67,39 5 47,83 7 QL HCNN 56,52 4 52,17 5 45,65 5 26,09 5 65,22 6 45,65 8 Σ 55,88 55,1 44,33 29,37 67,16 56,51 Hệ số tương quan R ~0,65 ~0,57 ~0,51 ~0,40 ~0,05 * Chú thích.

1-Tầm quan trọng của môn học.

2- Phương pháp và năng lực giảng dạy của giáo viên. 3- Nội dung các môn học.

4- Bố trí chương trình hợp lý.

5- Cơ sở vật chất và điều kiện học tập.

Qua kết quả trên cho thấy, trong nhóm môn lý luận chung yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hứng thú học tập của sinh viên là yếu tố “đánh giá tầm quan trọng của môn học”, hệ số tương quan: R ~0,65 là hệ số tương quan cũng tương đối chặt được thể hiện ở chỗ như môn triết học sinh viên hứng thú: 50,03% thì tỷ lệ sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên là: 46,7 % hay môn kinh tế -chính trị hứng thú của sinh viên: 44,95% thì phương pháp giảng dạy của giáo viên được sinh viên đánh giá là 47,21 %. Nhưng cũng có vài môn hứng thú học thấp, trong khi đó sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên lại cao và ngược lại như: môn ngoại ngữ hứng thú học thấp 49,09% mà phương pháp giảng dạy của giáo

phương pháp chỉ có 55,56% và môn lịch sử Đảng hứng thú là 71,74% mà phương pháp chỉ có 54,35%. Điều này chứng tỏ rằng, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên là yếu tố nhận thức, khi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn thì các em sẽ có xúc cảm, tình cảm cũng như thái độ và hành vi trong học tập. Bên cạnh đó, còn có yếu tố không kém phần quan trọng đó là yếu tố “phương pháp giảng dạy và năng lực của người giáo viên”, mặc dù bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của học sinh, nhưng phải được sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của giáo viên [12;38], vì vậy khả năng giảng dạy của giáo viên là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của sinh viên. Giáo viên cần cải tiến nội dung, phương pháp dạy học và sử dụng các thủ thuật dạy học để làm tăng tính hấp dẫn môn học. Nếu không, các bài dạy sẽ trở nên tẻ nhạt và khô cứng với sinh viên. Ngoài ra, giáo viên cần có năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học của sinh viên để tạo không khí lớp học sinh động thoải mái, bầu không khí tâm lý thuận lợi cho việc dạy và học là yếu tố tác động mạnh gây hứng thú học tập.

Phương pháp dạy của người giáo viên cũng là một trong những vấn đề thời sự của giáo dục, không những chỉ có người thầy giáo quan tâm, mà được toàn xã hội quan tâm và được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên nhiều diễn đàn hội thảo khoa học. Theo quan niệm của tác giả K.Barry và L.King “Học tập là một quá trình thay đổi lâu dài về mặt nhân cách hay là về dung lượng những cách ứng xử theo một khuôn mẫu sẳn có. Nó là kết quả của quá trình luyện tập, tiếp thu những kinh nghiệm xã hội lịch sử”. Từ đó có thể hiểu bản chất của quá trình học tập gồm các nội dung cơ bản sau: Vấn đề nhận thức đã nói đến quá trình phát triển của trí não. Hoạt động trí não liên quan đến sự tiếp nhận và tái hiện thông tin, giải quyết vấn đề, ghi nhớ các quy tắc, các khái niệm và xây dựng những phương pháp và cách thức học tập, tư duy. Hoạt động của hệ thần kinh liên quan đến sự

vận động và phát triển của cơ thể. Sư vận động này thể hiện ở hai dạng: Vận động cơ bắp là các kỹ năng có sự tham gia của các cơ như chạy, nhảy, ném, … Vận động tinh thần (tâm vận động) là các kỹ năng đòi hỏi chính xác như gọt, cắt, vẽ, viết. Hai dạng vận động này liên quan đến hệ thần kinh phụ thuộc vào khí chất và sự luyện tập có ý thức, chất lượng của các dạng vận động trên đây phụ thuộc vào sự luyện tập (sự học). Sự qui định của xã hội, đề cập việc học có quan hệ với cá nhân và xã hội, sự qui định này ảnh hưởng đến niềm tin, giá trị, thái độ và các mối quan hệ xã hội. Trên thực tế cả ba nội dung trên là một quy luật của hoạt động học. Một hoạt động cụ thể, một thao tác đều có sự tham gia của nhận thức như sự lĩnh hội, sự huy động các kiến thức sẳn có (kinh nghiệm), sự vận động thần kinh với các thao tác và cả thái độ trạng thái, xúc cảm, tình cảm. Nghiên cứu hoạt động học tập gắn với sự hình thành và phát triển nhân cách tức là xem xét sự phát triển về 3 mặt nhận thức, thể chất, xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển cả ba mặt này diễn ra không đồng đều nhau ở mỗi người. Chính điều này, đòi hỏi GV phải có các biện pháp cách thức giáo dục và dạy học cho phù hợp.[25;10]

Song, tỷ lệ sinh viên hứng thú học tập các môn lý luận chung không cao, có lẽ là do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự hấp dẫn với sinh viên.

b-Tương quan giữa các yếu tố với hứng thú học tập ở nhóm môn lý luận cơ sở.

Với nhóm lý luận cơ sở, hai yếu tố: “phương pháp và năng lực giảng dạy của giáo viên” và “việc bố trí chương trình hợp lý”, có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập của sinh viên, vì hệ số tương đương của 2 yếu tố này thì rất cao đều là ~0,57 ở bảng sau:

Bảng 3.14 : Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với hứng thú học tập những môn lý luận cơ sở.

TS Môn học Các yếu tố dạy học Hứng thú 1 2 3 4 5 X TB X TB X TB X TB X TB X TB

TLH LT+SP 53,3 6 76,44 2 75,5 1 45,54 3 82,02 1 61,57 4XSTK 28,95 9 39,17 9 23,83 9 20,9 9 50,16 9 41,35 8 XSTK 28,95 9 39,17 9 23,83 9 20,9 9 50,16 9 41,35 8 Sinh hoá 48,31 8 61,72 6 37 8 33,33 7 56,04 8 50,16 6 Sinh cơ 56,16 4 61,72 6 45,93 6 53,55 1 59,42 7 41,57 7 GDH ĐC 52,58 7 63,12 5 49,96 5 38,21 6 62,56 6 52,46 5 HĐDHTHCS 78,02 1 75,53 3 71,82 2 47,02 2 69,52 4 61,92 3 HĐGDTHCS 65,18 2 79,85 1 69,09 3 38,53 5 77,25 2 65,18 2 Công tác Đội 58,7 3 52,17 8 43,48 7 30,43 8 63,04 5 47,83 9 Σ 55,1 63,87 52,45 39,04 66,33 54,43 Hệ số tương quan R ~0,52 ~0,57 ~0,53 ~0,57 ~0,37

Theo bảng trên cho ta thấy, sinh viên đánh giá phương pháp và năng lực giảng dạy của người giáo viên cũng tác động mạnh mẽ đến các em đối với những môn lý luận cơ sở này, nó tạo tiền đề cho sinh viên trong việc nắm tri thức cũng như phương pháp sư phạm lên lớp và những vấn đề giáo dục của học sinh. Do vậy, để tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên, hứng thú là vấn đề được các thầy giáo quan tâm nhất vì:

+ Hứng thú có thể hình thành ở học sinh một cách nhanh chóng và bất cứ lúc nào trong quá trình dạy học.

+ Có thể gây hứng thú ở học sinh mọi độ tuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điều quan trọng hơn cả là nó nằm trong tầm tay của người thầy. Người thầy có thể điều khiển hứng thú của học sinh qua các yếu tố của quá trình dạy học: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức; qua các bước lên lớp; qua các mối quan hệ thầy trò (giáo viên vui vẻ, thông cảm với sinh viên)…[31;272]

Như ta đã biết, hứng thú là sự phản ánh thái độ (mối quan hệ) của chủ thể đối với thực tiễn khách quan. Đây là sự phản ánh có chọn lọc. Thực tiễn rất rộng lớn, nhưng con người chỉ hứng thú những cái gì cần thiết, quan trọng, gắn liền với kinh nghiệm và sự phát triển tương lai của họ. Nói cách khác, muốn kích thích hứng thú thì điều quan trọng nhất là phải nắm được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng và định hướng giá trị của học sinh.

Trong 9 môn học của lý luận cơ sở, môn mà sinh viên hứng thú nhất đó là môn hoạt động dạy học THCS: 78,02% và hoạt động giáo dục THCS: 65,18% được nhiều sinh viên đánh giá quan trọng hoạt động dạy học:

75,53% và hoạt động giáo dục là 79,87% phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng hấp dẫn với tỷ lệ cao: 71,82% và 69,09%.

Môn xác suất thống kê, sinh viên đánh giá tầm quan trọng là 39,17% và 23,83% cho rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên hấp dẫn; nên tỷ lệ sinh viên thích học cũng thấp 28,95%. Đây là môn học ít được sinh viên thích nhất trong 23 môn lý luận, đó cũng là môn học được đánh giá là ít quan trọng nhất, phương pháp giảng dạy của giáo viên kém hấp dẫn, nội dung môn học khó nhất, việc bố trí chương trình chưa hợp lý là 50,16% và cơ sở vật chất, điều kiện học tập cũng kém nhất. Nhiều sinh viên cho rằng môn học này chẳng có ý nghĩa thiết thực gì với hoạt động thể dục thể thao.

Thực tế, mức độ hứng thú học của sinh viên với nhóm môn học này cũng tương đối thấp chỉ có 55,1% thích học và đánh giá tầm quan trọng của môn học là 63,87%; cũng chỉ có 52,45% sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên ở nhóm môn này hấp dẫn.

Với riêng nhóm môn học này, chúng tôi thấy rằng “phương pháp giảng dạy” và yếu tố “bố trí chương trình” có ảnh hưởng rất chặt chẽ đến hứng thú học tập của sinh viên vì hệ số tương quan là ~0,57. Điều này thể hiện ở chỗ: những môn có tỷ lệ sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên hấp dẫn thường là những môn được bố trí chương trình hợp lý như là môn hoạt động dạy học ở trường THCS và môn hoạt động giáo dục ở trường THCS, cơ sở vật chất và điều kiện học tập cũng khá tốt. Trong khi đó môn xác suất thống kê có phương pháp giảng dạy là 23,83% ; bố trí chương trình là 50,16% ; cơ sở vật chất và điều kiện học tập chỉ có 41,35%.

Như vậy trong nhóm môn lý luận cơ sở, các yếu tố đều có tương quan chặt với hứng thú học tập của sinh viên. Nhận thức của sinh viên về phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc bố trí chương trình là hai yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học tập của sinh viên. Mức độ hứng thú học tập với nhóm môn này không cao cũng chính vì sinh viên đánh giá việc bố trí chương trình và phương pháp giảng dạy không hấp dẫn lắm. Yếu tố cơ sở

vật chất và điều kiện học tập ít ảnh hưởng nhất đến hứng thú học tập của sinh viên với nhóm môn lý luận cơ sở.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 93)