7 Giáo viên đưa ra vấn đề để sinh viên chuẩn bị lên lớp, thảo luận, s
0,26 10 0,3 09 0,30 10 Cảm thấy hứng thú, sảng
Cảm thấy hứng thú, sảng
khoái với giờ học 0,46 6 0,37 7 0,39 9 Thích trao đổi (tranh
luận) về nội dung môn học
0,52 5 0,59 4 0,65 4
Bạn muốn tăng số tiết
của môn học 0,04 12 0 12 0,04 12 Học lý thuyết kết hợp với làm bài tập. 0,83 3 0,74 3 0,70 3 Đi học đầy đủ. 0,96 1 0,93 1 0,87 1 Các hình thức khác. 0,13 11 0,11 11 0,52 6 Chung 0,44 0,45 0,51
Các hình thức biểu hiện “thích trao đổi (tranh luận) về nội dung môn học”; hình thức “cảm thấy hứng thú, sảng khoái với giờ học” được sinh viên cho là có tác dụng tốt và ưa thích, nhưng lại không tích cực sử dụng trong
học tập. Nghĩa là với hai hình thức này, sinh viên có nhận thức tốt, thái độ tốt nhưng tính tích cực hành vi lại chưa cao.
Qua trao đổi, và nghiên cứu chúng tôi được biết nguyên nhân của tình trạng này là do hai hình thức trên sinh viên khó sử dụng. Nó đòi hỏi giáo viên đặt yêu cầu phải rõ ràng, vừa sức sinh viên và phải hướng dẫn sinh viên phương pháp tư duy để tìm mối liên hệ giữa tri thức lý luận với thực tiễn. Về phía sinh viên, phải nắm chắc lý thuyết, có vốn sống phong phú và biết suy luận logíc thì mới sử dụng được hai hình thức này.
Còn hình thức “hăng hái phát biểu ý kiến” là điều kiện để sinh viên phát huy vai trò chủ động tích cực đồng thời, là điều kiện để giáo viên thu được tín hiệu ngược nhằm điều khiển quá trình dạy học, nhưng sinh viên khoa giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp chưa tích cực trong hình thức học tập này. Kết hợp với phương pháp quan sát chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự phương pháp điều tra viết. Qua giảng dạy, thực tế chúng tôi thấy rằng chỉ có một số sinh viên là tích cực phát biểu ý kiến khi giáo viên đặt câu hỏi.
Điều này có thể do hai nguyên nhân.
Một: câu hỏi mà giáo viên đưa ra, thường khó, sinh viên thiếu tự tin nên không dám phát biểu
Hai: có khi giảng dạy những bộ môn lý luận thì dạy ghép lớp cản trở tính tích cực phát biểu của sinh viên bởi vì lớp học đông, học tại hội trường (giảng đường) khi phát biểu phải nói qua micrô, làm sinh viên e ngại không muốn phát biểu.
Nếu so sánh giữa hai khoá 26 và khoá 27 tính tích cực của sinh viên khoá 26 cao hơn khoá 27 cụ thể là hình thức “đi học đầy đủ” của khoá 26 là 0,96 còn ở khoá 27 chỉ là 0,93 là thứ bậc thứ nhất, còn hình thức biểu hiện “tập trung chú ý nghe giảng” ở khoá 27 là 0,85 thứ bậc thứ hai, trong khi đó ở khoá 26 thì 0,91 thứ bậc thứ hai. Ở thứ bậc thứ ba hình thức học “lý thuyết kết hợp với làm bài tập” của khoá 27 là 0,74 thì ở khoá 26 cũng hình thức
này nhưng đến 0,83. Điều này chứng tỏ rằng sinh viên của khoá 26 có tính tích cực cao hơn là của sinh viên khoá 27. Song, hình thức biểu hiện “tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài”, trung bình của ba khoá là 0,38 % và hình thức “thường tham khảo thêm sách, tài liệu có liên quan đến môn học” có X =0,32%. Điều này chứng tỏ rằng, sinh viên thể thao có thích thú học các môn lý luận, nhưng mức độ không cao. Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tham khảo ý kiến của một số giáo viên dạy các môn lý luận, chúng tôi nhận thấy: ngay cả đối với những sinh viên xuất sắc và có kết quả học tập cao, mặc dù rất thích học môn học nào đó, nhưng họ rất ít tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, lại càng ít sinh viên thường xuyên say sưa nghiên cứu thêm các tài liệu có liên quan đến môn học. Đa số sinh viên chỉ dừng lại ở việc học thuộc bài, chứ chưa có những ý kiến, những câu hỏi thể hiện sự tò mò khoa học để nhằm hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Nhiều sinh viên mặc dù cảm thấy thích học một môn nào đó, nhưng cũng không thường xuyên chuẩn bị bài học trước khi đến lớp và học bài, ôn lại bài ngay sau khi về nhà. Nhìn chung, đa số sinh viên thường để gần đến kỳ thi, mới chịu học (giống như nước đến chân, mới nhảy). Trong khi đó, sinh viên thể thao lại dành khá nhiều thời gian và sức lực cho việc tập luyện môn chuyên sâu hay môn thực hành ngoài giờ chính khoá. Hiện nay, với phong trào thể dục thể thao phát triển, hầu như mỗi ngày sáng sớm hoặc đến chiều khoảng 4-5 giờ các sân vận động, các nhà tập luyện và ngay cả ở những công viên …luôn náo nhiệt tập luyện thể dục cũng như sinh viên tập luyện thêm. Còn thư viện, dù là nhỏ nhưng ít thấy đông sinh viên ngoại trừ kỳ thi hay giáo viên yêu cầu tham khảo thêm sách, báo (tài liệu). Có thể nói, đây cũng là thực trạng phổ biến trong sinh viên ở nhiều trường đại học, phần lớn đa số sinh viên chỉ thụ động trong việc học, thậm chí chỉ cốt học để đối phó, học tủ nhằm qua được kỳ thi. Nhiều em còn nghỉ học liên tục miễn sao là được dự thi. Phải chăng có thực tế này cho thấy, một phần là do phương pháp giảng dạy đại học hay là
do sự quản lý sinh viên của chúng ta còn có nhiều điều chưa hợp lý, chưa sâu sát, chưa phát huy được tính tích cực chủ động và độc lập của sinh viên.
Như chúng ta biết mỗi một khoá học đều có những đặc điểm riêng trong hành vi học tập của mình. Sự khác nhau giữa các khoá nói chung và các lớp nói riêng là cơ sở để giáo viên có phương pháp và thủ thuật dạy học phù hợp với đặc điểm riêng của từng lớp nói chung và từng sinh viên nói riêng (dạy học tuân theo nguyên tắc tính cá biệt của học sinh ).
Biểu đồ 4:Mức độ tích cực biểu hiện trong các hình thức học tập của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp
Kết luận về mặt hành vi
Tính tích cực trong hành vi học tập các môn lý luận của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp chưa cao và thường tập trung vào
những hình thức học tập quen thuộc. Thực trạng này đặt ra cho việc tác động nâng cao hứng thú học tập của sinh viên với những vấn đề sau đây:
Cần cải tiến nội dung và cách thức tổ chức hoạt động học để tạo ra tính tích cực chủ động học tập ở sinh viên.
Ứng dụng các bộ môn lý luận vào thực tiễn đời sống và thực tiễn sư phạm là những hình thức học tập khó đối với sinh viên. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với sinh viên và ngay cả đối với người giáo viên là làm sao để phát huy tính tích cực của các em, cho sinh viên đem tri thức của mình kết hợp với làm bài tập và với đời sống thực tế. Vì vậy, đòi hỏi các bài tập mà giáo viên đề ra phải vừa sức, phải có nội dung phù hợp với trình độ của sinh viên và vừa phải có hình thức sinh động, hấp dẫn thì mới kích thích được tính tích cực của các em.
Sinh viên không tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài làm cho việc tổ chức các giờ học không sinh động, không khí căng thẳng mệt mỏi. Mặt khác, nó dễ làm cho sinh viên không chỉ không nắm được lý thuyết mà còn không làm được bài tập (không hiểu bài)…nên khó nắm được phương pháp chung cách học cũng như logic chung để giải các bài tập. Do vậy, muốn đạt được hiệu quả tác động cao, giáo viên phải xuất phát từ nhu cầu và trình độ nhân thức của sinh viên để có kết quả phù hợp.
Tổng hợp đánh giá hứng thú:
Trên đây chúng tôi đã nghiên cứu từng chỉ số của hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp. Tổng hợp cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi để đánh giá thực trạng hứng thú học tập các môn học của sinh viên này.
Bảng 3.11: Tổng hợp đánh giá hứng thú học tập của sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP ĐT
Chỉ số Nhận thức Thái độ Hành vi Hứng thú X TB X TB X TB X TB 26 0,58 1 0,55 1 0,48 1 0,54 1 27 0,55 2 0,53 2 0,45 2 0,51 2 28 0,54 3 0,52 3 0,43 3 0,50 3 Chung 0,56 0,53 0,45 0,52 Cách tổng hợp Cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi: ở mức độ tốt nhất là xếp thứ bậc, thứ nhất; kém nhất là thứ bậc thứ ba.
Hứng thú là tổng hợp của ba mặt trên. Với khoá 26 là 0,54 xếp bậc thứ nhất; Khoá 27 là 0,51 xếp bậc thứ hai; Khoá 28 là 0,50 xếp bậc thứ ba.
Bảng tổng hợp trên cho ta thấy:
Sinh viên khoa GDTC trường ĐHSP Đồng Tháp đã có hứng thú học tập các môn lý luận, nhưng chưa cao và không đồng đều. Điểm trung bình của các khoá có biên độ dao động trong khoảng 0.50≤ X ≤ 0,54
Các thành phần tâm lý trong cấu trúc của hứng thú phát triển không đồng đều, phát triển cao nhất là mặt nhận thức với X = 0,56, thứ hai là mặt thái độX = 0,53, thấp hơn là mặt hành viX = 0,45.
Thực trạng này cho thấy khi tác động để nâng cao hứng thú học tập các môn lý luận cho sinh viên là phải chú trọng tác động vào tính tích cực của hành vi. Sử dụng các bài tập, ứng dụng vào trong thực tiễn vào trong đời sống…để cải tiến cách tổ chức hoạt động học của sinh viên là biện pháp có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Giữa các chỉ số của hứng thú có mối quan hệ thuận:nhận thức cao thì thái độ tích cực cũng cao và tính tích cực của hành vi cũng cao.
Như khoá 26: nhận thức X = 0,58; thái độ X = 0,55; hành vi X = 0,48
+ Khoá 27: nhận thức X = 0,55; thái độ X =0,53; hành vi X = 0,45 + Khoá 28: nhận thức = 0,54; thái độ = 0,52; hành vi = 0,43.
Điều này hợp lý vì nhận thức là cơ sở nảy sinh xúc cảm, tình cảm. Tình cảm là động lực thúc đẩy hành động. Đặc biệt, giữa mặt nhận thức và mặt thái độ trong hứng thú học tập không chỉ có mối quan hệ thuận chiều mà là sự liên kết và tương tác chặt chẽ với nhau. Trong đó nhận thức tầm quan trọng các môn lý luận là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ học tập của sinh viên
Biểu đồ 5: Các chỉ số hứng thú học tập các môn lý luận của sinh