0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Những biểu hiện của hứng thú học tập.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT –TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THÁP (Trang 40 -40 )

Theo N.G Marôzôva, để phát hiện ra hứng thú học tập ta có thể căn cứ vào ba nhóm dấu hiệu sau:

Những dấu hiệu đặc thù riêng của hứng thú, đó là những biểu hiện về hành vi và hoạt động của học sinh trong quá trình hoạt động học tập trên lớp.

Những đặc điểm của hành vi và hoạt động của học sinh thể hiện ở ngoài giờ học. Những đặc điểm của toàn bộ lối sống của học sinh xuất hiện do chịu ảnh hưởng của hứng thú với một đối tượng hoặc hoạt động nào đó.

Đặc trưng của nhóm dấu hiệu thứ nhất là sự tích cực suy nghĩ trong quá trình nhận thức, thể hiện ở sự tập trung mạnh mẽ vào việc nghiên cứu tài liệu cụ thể là:

+ Chú ý nghe giảng và tích cực phát biểu trong giờ học là dấu hiệu đầu tiên của hứng thú học tập. Hoạt động học tập là loại hoạt động căng thẳng kéo dài, nên nếu chỉ có ý thức nghĩa vụ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, thì không đủ để bắt học sinh chú ý thường xuyên và lâu dài được. Chỉ có hứng thú thì học sinh mới có thể huy động sự tập trung chú ý lâu dài vào đối tượng (tập trung tư tưởng), chăm chú tri giác tài liệu nhận thức, không sao nhãng với vấn đề đang quan tâm. Và ngược lại, sự phân tán chú ý của học sinh, sự nhắc nhở của giáo viên đối với các hiện tượng đó là dấu hiệu tiêu cực về thái độ của học sinh, đối với các môn học. Lòng mong muốn tìm hiểu đối tượng càng lâu càng tốt, mong cho buổi học chậm kết thúc, không muốn vắng mặt hoặc mất giờ học là những chỉ số đặc trưng cho hứng thú. Vì thế, cũng chỉ có hứng thú, thì học sinh mới có nhu cầu hiểu biết sâu hơn về bài học, nên tích cực phát biểu để thoả mãn nhu cầu của mình.

+ Khi theo dõi bài giảng, do tính tích cực nhận thức, học sinh mong muốn tham gia bàn bạc, thảo luận những vấn đề giáo viên đặt ra cho cả lớp, bổ sung và sữa chữa câu trả lời của bạn. Với ý nghĩa đó, có thể coi việc học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, số lượng và chất lượng lời phát biểu của học sinh là một dấu hiệu chứng tỏ học sinh có hứng thú học tập.

Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự xuất hiện hứng thú nhận thức là sự nảy sinh các câu hỏi trong quá trình học tập. Hứng thú của học sinh còn biểu hiện ở chỗ, đưa ra câu hỏi có tính sáng tạo nhằm tìm hiểu sâu về bản chất của đối tượng nhận thức. Ở mức độ hứng thú học tập phát triển cao, thì khuynh hướng tìm thấy nguyên nhân của sự kiện, hiện tượng trở thành một nhu cầu. Chính khuynh hướng đó, làm nảy sinh các câu hỏi và sự tìm tòi lời giải đáp cho câu hỏi đó.

các nhiệm vụ học tập (sẳn sàng hành động hay tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt), thái độ của học sinh trong quá trình hoạt động (say sưa, chu đáo, nghiêm túc hay chỉ làm lấy lệ), cách thực hiện nhiệm vụ (thích làm và làm đầy đủ các bài tập, độc lập sáng tạo hay rập khuôn) và kết quả hoàn thành nhiệm vụ.

Nhóm dấu hiệu thứ nhất còn bao gồm những biểu hiện cảm xúc phong phú gắn liền với niềm vui trí tuệ, niềm vui phát hiện có ở học sinh. Những xúc cảm đó được thể hiện ở chỗ:

+ Những phản ứng của học sinh trong giờ học - họ hay thốt ra những câu hỏi cảm thán. Những phản ứng đó xuất hiện khi có yếu tố bất ngờ làm cho học sinh ngạc nhiên hoặc họ thấy được một cái gì đó mới hơn sự hiểu biết của mình về sự vật hiện tượng quen biết.

+ Thái độ im lặng, chăm chú sau khi phát biểu ý kiến chứng tỏ các em rất hồi hộp và bị cuốn hút theo dòng tư tưởng tình cảm vừa mới thể hiện ra.

+ Sự phản ứng của học sinh đáp lại sự việc xảy ra trong lớp, đó là sự tức giận, vui mừng, hài lòng, thất vọng, sự tập trung tư tưởng phù hợp với hoàn cảnh, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, lời nói …

+ Sự mong mỏi và thoả mãn với kết quả của hoạt động.

Nhóm dấu hiệu thứ hai của hứng thú có liên quan đến sự thay đổi hành vi của học sinh ở ngoài giờ học. Sau giờ học, học sinh không vội vàng giải tán ngay, mà vây quanh giáo viên để đặt câu hỏi hoặc nêu lên những suy luận của mình về vấn đề thầy giảng. Học sinh tranh luận với nhau về vấn đề đặt ra, suy nghĩ về nội dung bài học, thực hiện những nhiệm vụ không bắt buộc.

Nhóm dấu hiệu thứ ba có liên quan tới cách sống của học sinh ở nhà, đó là những dấu hiệu giúp ta phát hiện độ bền vững và cường độ của hứng thú như là: ở nhà các em thường làm gì, hay đọc loại sách nào, các em sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào, cách thức các em hoàn thành nhiệm vụ học tập về nhà ra sao? Hay nói cách khác, các em tiến tới tính tích cực hành động, tích cực suy nghĩ tìm tòi để ứng dụng tri thức vào thực tiễn.

những dấu hiệu đó mới đánh giá được mức độ phát triển hứng thú học tập của học sinh.

Như vậy, hứng thú học tập được biểu hiện trong quá trình hoạt động tích cực của cá nhân. Nếu trong nhà trường, hoạt động học tập của học sinh được tổ chức đúng đắn và hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành có hệ thống và đúng hướng, thì hoạt động nhận thức của học sinh có thể trở thành một nội dung bền vững trong nhân cách.

Hứng thú học tập có thể được biểu hiện qua các mặt sau đây: 13.6.1 Biểu hiện về mặt nhận thức

Học sinh luôn vươn tới nhận thức. Có đầu óc tò mò khoa học, tính ham hiểu biết, sẳn sàng học thầy - hỏi bạn, thích tìm tòi, thường tham khảo đọc thêm sách báo, tài liệu, thường đặt ra câu hỏi nhằm hiểu vấn đề sâu sắc hơn…bao gồm nhận thức về môn học và nhận thức về hoạt động học tập bộ môn. Muốn có hứng thú học tập, sinh viên phải hiểu rõ ý nghĩa của môn học với thực tiễn đời sống và với hoạt động sư phạm của mình sau này. Môn học càng có giá trị thực tiễn thì càng hấp dẫn nhận thức, càng dễ dàng gây hứng thú cho sinh viên. Mặt khác, sinh viên phải hiểu được nội dung của môn học thì mới hứng thú. Đây chính là khả năng lĩnh hội các khái niệm cũng như tri thức các môn học. Người ta không thể hứng thú với cái gì, khó đến mức không hiểu nổi, nhưng cũng không hứng thú với cái gì dễ đến mức không cần suy nghĩ cũng thấy rõ ràng. Điều này đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng chương trình các môn học lý luận phải đảm bảo tính vừa sức, bên cạnh yêu cầu người giáo viên phải có khả năng chế biến tài liệu học tập và các tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên theo nguyên tắc: “vùng phát triển gần nhất” bởi hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình – tri thức mà loài người đã tích luỹ được là đối tượng của hoạt động học, nội dung của đối tượng này không hề thay đổi sau khi nó bị chủ thể hoạt động học chiếm lĩnh. Chính nhờ có sự chiếm lĩnh này mà tâm lý của chủ thể mới được thay đổi và phát triển. Người học càng được giác ngộ sâu sắc mục đích này bao nhiêu thì sức mạnh

vật chất và tinh thần của họ ngày càng được huy động bấy nhiêu trong học tập và như vậy sự thay đổi và phát triển tâm lý của chính họ càng lớn lao và mạnh mẽ. Song, hoạt động học được điều khiển một cách có ý thức của người lớn nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. [13;83]

Để hình thành hứng thú, sinh viên không những phải nắm được nội dung môn học mà còn phải nắm được cách học. Môn học nào càng có nhiều hình thức học sinh động và có hiệu quả, thì càng dễ dàng gây được hứng thú cho sinh viên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT –TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THÁP (Trang 40 -40 )

×